“Tiền mất tật mang” với răng sứ kim loại giá rẻ

Việc bọc răng sứ kim loại giúp bạn có nụ cười tỏa sáng, xinh đẹp, nhưng về lâu dài sẽ gây đen chân răng và nhiều phiền toái khác.
Bọc răng sứ kim loại là một trong những cách khắc phục tình trạng răng sâu, mẻ, hỏng… Thế nhưng, theo các chuyên gia, thành phần kim loại trong răng sứ đều có thể bị oxy hóa, làm cho đường viền nướu răng có màu xám, đen…
Bọc răng sứ kim loại gây đen chân răng 
Răng sứ trong nha khoa dùng để bọc, thay thế răng thật bị vỡ, sâu, hỏng. Nhưng theo thời gian, nướu răng bị tuột, vùng cổ răng (ranh giới nướu, chân răng) sẽ có màu đen do kim loại bên trong răng sứ (mão răng) bị oxy hóa.  Nếu gốc răng bị lộ ra nhiều (trên 0.5mm), nên làm lại mão răng. Các vật liệu kim loại dùng trong sản xuất mão răng như niken-Cr, cobal… đều có thể bị oxy hóa, lâu ngày gây đen chân răng. Đặc biệt, oxy hóa từ kim loại này sẽ làm mất thẩm mỹ và không thích hợp bọc cho nhóm răng cửa, răng nanh. 
Răng sứ thường làm bằng vật liệu gốm hữu cơ có độ bền và trắng như răng thật, hoặc bằng những kim loại quý như vàng, bạc, hay platin, phải không bị oxy hóa. Trong nha khoa hiện đại, vật liệu thay thế phục hình răng có thành phần hóa học phức tạp, hiếm khi được tiết lộ và rất khó để xác định, nên khó có thể khẳng định tác hại tới sức khoẻ bằng bằng chứng khoa học.
Tuy nhiên, người bệnh không thể nhận biết bằng cảm quan chính xác chất lượng loại răng sứ kim loại mà phụ thuộc vào lương tâm nhà sản xuất, trách nhiệm và kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa. Trường hợp khi đã bọc răng sứ mà vẫn bị đau buốt chân răng tức là kỹ thuật chữa răng không đảm bảo chất lượng, làm ẩu trước khi chụp mão răng. Khám nha không phải như đi mua sắm, thử không được thì thay cái khác, khi đã chụp mão mà răng còn viêm, đau thì rất khó xử lý. Những tác dụng phụ có do vật liệu gây ra hay không, cần theo dõi từng trường hợp cụ thể, tốt nhất không nên chủ quan khi thay răng giả chứa kim loại.
Để đảm bảo độ bền của răng sứ, giúp không hôi miệng, viêm sưng nướu thì nên dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng thay vì dùng tăm. Đánh răng đúng cách, đủ số lần và thời gian trong một lần chải, tránh ăn những thực phẩm quá cứng, tạo màu, nhiều tính axit, khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần để kiểm tra độ khít sát giữa các mão răng và nướu răng. 
Nếu sau khi tham khảo bài viết các bạn còn thắc mắc về vấn đề này thì hãy liên hệ đến Nha khoa Đông Nam Á. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa về bọc răng sứ sẽ tư vấn giúp bạn tất cả thắc mắc liên quan đến vấn đề răng miệng.

Bài viết cùng chuyên mục