RĂNG SỨ TỒN TẠI ĐƯỢC BAO LÂU ?

Chia sẻ trên :
08-01-2019 Admin

Bạn có thể có hoàn toàn yên tâm khi biết rằng mão răng sứ là một trong những phục hình có độ bền, có thể duy trì hình dạng và chức năng trong nhiều năm. Mặc dù thế sau một thời gian mão răng sứ có thể cần phải được thay thế mới.
Muốn hiểu biết rõ hơn trước khi quyết định chọn phương pháp điều trị với răng sứ thẩm mỹ để làm đẹp nụ cười của mình, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây để trả lời các thắc mắc về tuổi thọ của răng sứ thẩm mỹ? Nguyên nhân làm cho răng sứ cần phải thay thế? Làm thế nào để duy trì răng sứ lâu dài nhất?

 

răng sứ
bệnh nhân

1. Tuổi thọ của răng sứ

Tuổi thọ trung bình của răng sứ?Mão răng sứ có thể được sử dụng từ 12 đến 20 năm, đối với một số mão thậm chí kéo dài đến 25 hoặc 30 năm. Đây là một phạm vi lớn phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

– Một: Trình độ chuyên khoa sâu về răng sứ thẩm mỹ của bác sĩ khi sửa soạn các răng chuẩn bị bọc sứ
– Hai: Mão sứ được chế tác với kỹ thuật cao nhất
– Ba: Thói quen vệ sinh răng miệng của người làm răng
Một mão răng sứ được thực hiện tốt từ khâu đầu sửa soạn răng đến việc chế tác tốt sẽ không có vấn đề gì trong thời gian ít nhất là 5 năm. Khi mão sứ được sản xuất theo tiêu chuẩn cao nhất và được chăm sóc, răng có khả năng có thể kéo dài suốt đời.
Với Nha khoa Đông Nam Á:
– Nha khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi về răng sứ thẩm mỹ thường xuyên được tu nghiệp và tiếp cận các kỹ thuật mới nhất trên thế giới.
– Nha khoa sử dụng loại sứ cao cấp để sản xuất răng sứ với độ chính xác cao. Khách hàng được bảo hành 10 năm cho răng sứ thẩm mỹ.
Ở Nha khoa Đông Nam Á, chúng tôi có những khách hàng làm răng sứ thẩm mỹ trên 12 năm đến nay vẫn trong tình trạng sử dụng tốt, đẹp và bền bỉ.

2. Nguyên nhân nào làm cho răng sứ thẩm mỹ cần thay thế?

Răng sứ rất cứng chắc, độ bền và có độ tương hợp sinh học tốt. Tuy nhiên xương hàm răng tự nhiên và những thói quen xấu của bạn có thể làm suy yếu răng sứ theo thời gian. Lý phổ biến nhất mà mão răng trở nên suy yếu và cần thay thế như sau:

  • • Khớp cắn: Đây là một trong những lý do phổ biến nhất mà một mão răng cần thay thế là do vấn đề về thói quen cắn, đối với những bệnh nhân thường nghiến hoặc cắn chặt răng, làm cho răng sứ bị gãy vỡ, sứt mẻ. Tương tự, nếu răng sứ không được ráp phù hợp với khớp cắn thì răng sứ sẽ bị hỏng sớm hơn dự kiến.
    Nha khoa Đông Nam Á trong từng trường hợp cụ thể chúng tôi sẽ thiết kế và chế tác răng sứ của bạn đúng theo khớp cắn đã được xác định để cho bạn một chiếc răng sứ hoàn hảo như răng thật tự nhiên. Nếu bạn thường cắn chặt hoặc nghiến răng, nha khoa chúng tôi có thể đề nghị đeo máng chống nghiến để bảo vệ răng sứ.
  • Răng bị mài mòn: do những thói quen xấu khác cũng có thể làm giảm tuổi thọ của răng sứ. Ví dụ như nhai đá hay cắn móng tay và mở các bao bì nhựa bằng răng của bạn có thể khiến răng sứ bị nứt hoặc vỡ mẻ. Bạn sẽ nhận được hướng dẫn chăm sóc răng sứ từ bác sĩ của chúng tôi và tuân thủ các hướng dẫn này để giữ cho răng sứ của bạn được tồn tại lâu bền.
  • Sâu răng: Chính răng sứ sẽ không hư hỏng hoặc bị ăn mòn nhưng răng tự nhiên của bạn bên dưới răng sứ vẫn còn có thể bị tổn thương. Bạn nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa thói quen để giữ cho nướu răng của bạn khỏe mạnh, bảo vệ răng tự nhiên bên dưới răng sứ. Nếu không giữ vệ sinh răng cẩn thận có thể dẫn đến sâu răng. Trường hợp nghiêm trọng bạn có thể sẽ cần phải chữa tủy răng.

Khi không có bất cứ vấn đề gì nhưng bạn đang lo lắng vì răng sứ của bạn đã trên 15 tuổi, thì tin tức tốt lành là nó không cần phải thay thế chỉ vì đã cũ. Nếu răng sứ bị nứt thì có thể hàn lại vết nứt mà không cần thay răng sứ mới. Với một răng sứ đã có tuổi thọ lớn hơn 10 hoặc 15 năm nhưng trong tình trạng tốt, việc mà chúng ta cần làm sẽ chỉ giữ vệ sinh răng miệng thật tốt và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng sứ.

3. Cách bảo vệ răng sứ?

Răng sứ không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, tuy nhiên nó cần phải được chăm sóc bảo vệ khỏi sâu răng giống như răng thật. Hãy chắc chắn bạn thực hành thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn hằng ngày. Tránh cắn vật cứng với răng sứ của mình.

Mỗi năm bạn cần thực hiện tái khám và vệ sinh răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá răng sứ của bạn để kịp thời phát hiện bất kỳ dấu hiệu về sâu răng hay bị hư hỏng và có ngay phương pháp điều trị phù hợp để bảo vệ răng sứ của bạn tồn tại lâu dài nhất.

Bài viết liên quan

Thiếu sản men răng: Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Men răng là chất bao phủ xung quanh răng, có tác dụng bảo vệ răng đến 80%. Qua đó cho thấy việc thiếu sản men răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và ngoại hình của bạn.  Chính vì vậy, hãy cùng Sea Dental trang bị cho bản thân những kiến thức và […]

Cách khôi phục lại thẩm mỹ và khả năng ăn nhai khi bị gãy răng

Gãy răng là một trong những trường hợp không may chẳng ai mong muốn xảy ra với mình. Bởi, bên cạnh việc làm mất đi tính thẩm mỹ cho nụ cười, tình trạng này còn gây hư hỏng răng, ăn nhai khó khăn.  Vậy, có cách nào khôi phục nhanh chóng và tiết kiệm khi […]

Thực hư về phương pháp bọc răng sứ không mài mà bạn cần biết

Hiện nay phương pháp mài cùi răng để bọc răng sứ đã quá quen thuộc với nhiều người khi có ý định sở hữu một hàm răng đẹp và trắng sáng. Bên cạnh đó, phương pháp bọc răng sứ không mài cũng đã dần được nhiều người đón nhận nhưng vẫn còn khá mới mẻ.  […]

Các biến chứng của việc mài răng bọc sứ sai kỹ thuật

Răng bọc sứ thường được nhiều người quan tâm bởi vì đây là phương pháp chỉnh nha có tính thẩm mỹ cao. Khi áp dụng phương pháp răng bọc sứ, bạn sẽ sở hữu được một hàm răng rất đẹp hoàn hảo và tự nhiên. Bên cạnh lợi ích mà răng bọc sứ mang lại […]

Cách xử lý khi trám răng rồi nhưng vẫn bị sâu tái phát

Bạn đang muốn biết liệu trám răng rồi có bị sâu lại không hay trám răng giữ được bao lâu?  Những thông tin trong bài viết dưới đây của Sea Dental sẽ giúp bạn biết được những điều liên quan đến kỹ thuật y khoa này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giúp bạn […]

Nên bọc sứ hay niềng răng khi răng bị khấp khểnh nhẹ?

Bạn đang băn khoăn không biết răng khấp khểnh nhẹ nên bọc sứ hay niềng thì sẽ tốt hơn? 2 phương pháp này có gì khác nhau, ưu điểm của phương pháp nào nhiều hơn, cho hiệu quả cao hơn? Liệu đâu mới là lựa chọn thích hợp dành cho bạn nhất, dựa vào tiêu […]