CẦU RĂNG SỨ LÀ GÌ? ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM THẾ NÀO?
Cầu răng sứ là một phương án thay thế cho một hoặc nhiều chiếc răng bị mất. Chúng có chức năng đảm bảo khả năng ăn nhai, phát âm cũng như phục hồi vẻ ngoài của răng. Cầu răng có thể được làm bằng một số loại vật liệu khác nhau, bao gồm vàng, hợp kim hoặc sứ. Khi thay thế răng cửa, sứ thường là chất liệu được lựa chọn nhiều nhất vì nó có màu sắc tương tự với màu răng tự nhiên của bạn.
Ai có thể làm cầu răng sứ?
Không phải ai cũng có thể làm cầu răng sứ. Các yếu tố quyết định bạn có thể làm cầu răng sứ hay không bao gồm:
– Thiếu một hoặc nhiều răng vĩnh viễn
– Có sức khỏe tổng thể tốt (không có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác)
– Có sức khỏe răng miệng tốt và cấu trúc xương chắc khỏe để nâng đỡ cầu răng
Bạn và nha sĩ nên thảo luận về những yếu tố này trước khi quyết định xem làm cầu răng sứ có phù hợp với bạn hay không.
Các loại cầu răng sứ
Người trưởng thành từ 20 đến 64 tuổi trung bình sẽ có từ ba chiếc răng bị sâu hoặc mất. May mắn thay, bạn có nhiều lựa chọn để thay thế những chiếc răng bị mất này, bao gồm cả các cách làm cầu răng sứ. Dưới đây là bốn loại cầu răng sứ mà nha sĩ có thể đề xuất.
1. Cầu răng truyền thống
Cầu răng sứ truyền thống là loại cầu răng phổ biến nhất. Cầu răng truyền thống có thể được thực hiện khi bạn có răng tự nhiên đủ khoẻ ở cả hai bên khoảng trống do chiếc răng bị mất tạo ra. Cầu răng thậm chí còn đủ cứng để thay thế răng hàm. Những cầu răng sứ truyền thống này sử dụng hai răng tự nhiên khoẻ mạnh ở 2 bên răng mất để làm trụ đỡ. Do đó, nó sẽ giúp gia tăng được độ bền và sức chịu tải của nhịp cầu răng sứ.
Nhược điểm của cầu răng truyền thống là nha sĩ của bạn sẽ cần phải mài nhỏ các răng kế cận để đủ chỗ cho các mão sẽ được lên trên. Lâu ngày, dưới tác động của ăn nhai và oxi hoá có thể dẫn tới sâu, viêm răng hoặc nghiêm trọng hơn sẽ làm mất răng.
2. Cầu răng sứ với/đèo (Cantilever bridge)
Cầu Cantilever rất giống với cầu răng truyền thống, nhưng cầu răng Cantilever chỉ cần hỗ trợ bởi một trụ ở một bên chứ không phải ở cả hai bên. Vì vậy, nếu chỉ có một răng tự nhiên bên cạnh khoảng trống, cầu răng vẫn có thể được đảm bảo.
Giống như các cầu răng truyền thống, nha sĩ của bạn sẽ cần mài răng kế cận để nâng đỡ cầu răng. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cần tính toán lực nhai chính xác để tránh bị dồn lực nhai về 1 răng. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như gãy răng hoặc lung lay thân răng.
3. Cầu răng cánh dán (Maryland bridge)
Những cầu răng cánh dán cũng được coi là một sự thay thế cho những cây cầu truyền thống. Những cầu răng này bao gồm một răng sứ được giữ bằng hai cánh dán có chất liệu bằng kim loại, sứ hoặc nhựa. Hai cánh này được liên kết vào mặt sau của hai răng tiếp giáp với răng bị mất. Loại cầu răng này không cần trụ nên các răng kế cận không cần phải mài.
Tuy rằng cầu răng Maryland không cần mài như cầu răng truyền thống nhưng chúng cũng có những nhược điểm. Độ bền của loại cầu răng này không cao, lực cắn yếu nên chủ yếu dùng cho vùng răng trước và chỉ có thể thực hiện khi các răng kế cạnh làm trụ còn khỏe mạnh.
4. Cầu răng được hỗ trợ bằng Implant
Cầu răng được hỗ trợ bằng implant có thể được sử dụng khi bạn bị mất nhiều hơn một chiếc răng. Thay vì được hỗ trợ bởi mão sứ hoặc khung cánh dán, những cầu này được hỗ trợ bởi trụ Implant. Thông thường, một Implant được đặt cho mỗi răng bị mất và trụ này sẽ giữ cầu răng ở đúng vị trí.
Vì những cầu răng này được cấy ghép chắc chắn nên bạn sẽ cảm thấy rất an tâm và thoải mái, giống như răng tự nhiên của bạn. Và cũng giống như răng tự nhiên của bạn, cầu răng được hỗ trợ bằng Implant cũng cần được vệ sinh hàng ngày để cho răng miệng của bạn khỏe mạnh. Một nhược điểm của phương pháp làm cầu răng sứ này là cần phải có hai cuộc phẫu thuật để đặt mô cấy – lần đầu tiên đặt mô cấy và lần thứ hai để đặt cầu. Vì vậy bạn phải đợi ít nhất 3 tháng để có được cầu răng sứ hoàn chỉnh.
Ưu điểm của cầu răng sứ
Thay thế răng bị mất
Cầu răng sứ là giải pháp hiệu quả để thay thế các răng bị mất trong miệng, mang lại hiệu quả chỉnh sửa về mặt chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Đảm bảo chức năng ăn nhai
Về mặt chức năng, cầu răng sứ cho phép bệnh nhân ăn nhai như bình thường do không còn khe hở trên xương hàm và cầu răng có thể hỗ trợ việc nhai nuốt thức ăn. Nó cũng có thể cải thiện khả năng phát âm bằng cách lấp đầy khoảng trống trên răng, tạo ra sự thay đổi vị trí của lưỡi và cách tạo ra âm thanh trong miệng.
Cải thiện thẩm mỹ
Về mặt thẩm mỹ, cầu răng sứ có thể bù đắp vào khoảng trống do mất răng gây ra. Đặc biệt cầu răng sứ có màu sắc tương đồng với các răng xung quanh nên rất khó phát hiện ra đó là răng giả. Điều này có thể giúp cải thiện sự tự tin cho những bệnh nhân không thoải mái về ngoại hình của họ với hàm răng bị mất.
Quy trình thực hiện đơn giản
Làm cầu răng sứ tương đối đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, phù hợp với những người bận rộn. Sau khi thực hiện, bạn cũng không cần phải nghỉ ngơi lâu mà vẫn có thể sinh hoạt bình thường, chỉ cần ăn đồ mềm 1, 2 hôm đầu.
Giảm nguy cơ các vấn đề khớp cắn
Cầu răng sứ cũng có thể mang lại những lợi ích cho cấu trúc của cung hàm. Trong trường hợp bình thường, một khoảng trống trên cung hàm khiến răng dần dần lệch vị trí và làm xô lệch răng. Điều này có thể gây ra các vấn đề về khớp cắn. Ngược lại, khi cầu răng sứ được sử dụng để thay thế răng bị mất, các răng ở hai bên được giữ cố định tại chỗ để giảm nguy cơ dịch chuyển và các vấn đề về khớp cắn.
Chăm sóc dễ dàng
Nhiều bệnh nhân cũng thích làm cầu răng sứ vì dễ dàng vệ sinh chăm sóc. Bệnh nhân chỉ cần một thời gian ngắn để làm quen với cảm giác của cầu răng sứ. Sau đó hầu như không còn cảm thấy gì vì nó đã trở thành một phần của cấu trúc miệng. Không giống như răng giả, cầu răng sứ không cần phải tháo ra thường xuyên để làm sạch và có thể được làm sạch giống như răng tự nhiên bằng cách chải răng.
Nhược điểm của cầu răng sứ
Bên cạnh những ưu điểm thì cũng có một số hạn chế liên quan đến việc sử dụng cầu răng trong nha khoa phục hình.
Hạn chế đối tượng thực hiện
Cầu răng sứ chỉ thích hợp cho những người mất 1 răng hay một vài răngvà các răng kế bên vị trí mất răng còn chắc khỏe, không có bệnh lý răng miệng nào. Các răng kế cạnh này phải đảm bảo chắc khỏe mới có thể tiến hành mài răng làm trụ để chịu lực ăn nhai cho các răng đã mất.
Nguy cơ mất thêm răng thật
Một số nhược điểm của cầu răng sứ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng thậm chí tăng nguy cơ mất thêm răng thật.
Vì khi làm cầu răng sứ, bạn phải mài 2 răng thật kề bên để làm trụ ăn nhai. Điều này khiến răng mất đi lớp men răng bảo vệ. Và dưới tác động từ việc ăn uống, răng sẽ dễ bị sâu, viêm dẫn đến mất răng.
Không ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm
Mặc dù là phương pháp làm răng cố định, nhưng cầu răng sứ vẫn không thể giúp bạn phục hồi chân răng đã mất. Nên sau một thời gian làm cầu răng sứ, tình trạng tiêu xương hàm tại vị trí mất răng vẫn sẽ xảy ra, kèm theo đó là các hậu quả mất răng như răng thật bị nghiêng, xô lệch, thưa răng…
Thậm chí, nếu tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng có thể làm hở cầu sứ gây mất thẩm mỹ. Nhiều trường hợp còn bị gãy cầu răng sứ, các răng thật có xu hướng nghiêng về vị trí mất răng gây lệch khớp cắn, đau khi ăn nhai.
Tuổi thọ ngắn
Cầu răng sứ có thể giúp cải thiện khả năng ăn nhai bởi vì có trụ là các răng chắc khỏe kế bên vị trí mất răng. Nên khi ăn nhai bằng cầu răng sứ, các răng bị mài làm trụ sẽ yếu dần đi do phải chịu lực ăn nhai lớn. Từ đó, răng trụ dễ hư hỏng và phải thay thế răng chịu lực ăn nhai cũng như cầu răng mới.
Trung bình, tuổi thọ của cầu răng sứ chỉ từ 7-10 năm trong trường hợp được chăm sóc kỹ lưỡng và có tình trạng răng miệng khỏe mạnh.
Chăm sóc cầu răng sứ
Cầu răng sứ được coi là “vĩnh viễn” vì chúng không thể tháo rời như răng giả, nhưng chúng không tồn tại mãi mãi. Cầu răng sứ có tuổi thọ trung bình từ 5 đến 7 năm. Nhưng nếu được chăm sóc kỹ càng, cầu răng sứ có thể tồn tại hơn một thập kỷ. Những tiến bộ về vật liệu và phương pháp có thể làm cho chúng bền hơn nữa trong tương lai.
Mặc dù vậy, cách bạn chăm sóc cầu răng sứ của mình vẫn là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của nó.
Vệ sinh răng miệng tốt
Vệ sinh răng miệng tốt là điều quan trọng để giữ cho các răng còn lại chắc khỏe, cũng như duy trì tuổi thọ lâu dài cho cầu răng sứ của bạn. Cũng giống như răng tự nhiên của bạn, điều cần thiết là đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất hai lần mỗi ngày.
Nha sĩ sẽ hướng dẫn cách dùng chỉ nha khoa đúng cách và làm sạch xung quanh cầu răng sứ mới. Ngoài ra, điều quan trọng là phải gặp nha sĩ 6 tháng/lần để lấy cao răng và kiểm tra định kỳ.
Chế độ ăn uống hợp lý
Một số thực phẩm nên tránh dùng vì chúng có thể gây ra các vấn đề cho cầu răng sứ hoặc răng trụ của bạn. Các thực phẩm đó bao gồm:
+ Kẹo dai / dính (có thể kéo mão răng ra khỏi trụ cầu)
+ Kẹo cứng
+ Thức ăn có chứa nhiều đường (để ngăn ngừa sâu răng dưới thân răng)
Bạn sẽ cần phải cẩn thận những gì bạn ăn trong một thời gian sau khi cầu răng sứ của bạn được đặt. Hãy chắc chắn rằng bạn biết những gì bạn có thể và không thể ăn sau khi làm cầu răng sứ và hãy nghe theo lời khuyên của nha sĩ.
Lựa chọn phương pháp phục hình khi mất răng thế nào?