Xử lý răng sứ bị sứt mẻ
Răng sứ có thể tồn tại 5, 10, 20 năm, thậm chí là suốt đời nhưng đôi khi nó có thể bị hỏng hoặc sứt mẻ trong quá trình sử dụng. Trong tình huống này, sửa chữa hay thay thế sẽ phụ thuộc vào mức độ thiệt hại của răng sứ.
Răng sứ là gì ?
Răng sứ được sử dụng trong phục hồi nha khoa thẩm mỹ. Hai dịch vụ răng sứ được sử dụng nhiều nhất là bọc răng sứ và trồng răng giả. Răng sứ sẽ thay thế hoàn hảo cho răng cũ đã hỏng với đầy đủ chức năng và tính thẩm mỹ.
Để tiến hành bọc răng sứ hoặc trồng răng sứ, nha sĩ đầu tiên phải mài một phần răng thật để làm giảm kích thước của chúng. Sau đó răng sứ mới được lắp vào và vẫn bảo tồn phần răng thật bên trong.
Nguyên nhân khiến răng sứ bị nứt, mẻ
Răng sứ có bền không phụ thuộc vào chất liệu sứ mà bạn lựa chọn và cách bạn chăm sóc răng miệng. Loại răng sứ có tuổi thọ dài cũng có thể sứt mẻ trước thời hạn bởi các lí do:
- Gặp chấn thương vùng mặt
- Thói quen nghiến răng
- Cắn vật cứng
- Hao mòn răng thông thường do thói quen vệ sinh răng miệng kém
Để răng sứ không bị mẻ, bạn có thể thay đổi thói quen và chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng nhưng không thể đoán trước và phòng tránh những tai nạn chấn thương xảy đến bất ngờ. Vì vậy vẫn có rất nhiều trường hợp tìm kiếm cách khắc phục răng sứ bị hỏng trước thời hạn.
Răng sứ có dễ bị hỏng hay không còn phụ thuộc vào chất liệu sứ mà bạn lựa chọn. Đương nhiên chất liệu sứ càng cao cấp thì độ bền càng cao. Bởi vậy, để tuổi thọ răng sứ kéo dài, không bị nứt vỡ giữa chừng, bạn cần phải chọn được địa chỉ bọc răng sứ uy tín chuyên sử dụng loại răng sứ chất lượng cao.
Loại răng sứ cao cấp nhất hiện nay là sứ Nacera có thời hạn bảo hành lên tới vĩnh viễn. Loại răng sứ này đang được sử dụng tại nha khoa Đông Nam Á. Ngoài sứ Nacera vĩnh viễn, nha khoa Đông Nam Á còn sử dụng các loại răng sứ khác có thời hạn bảo hành 10 năm như sứ Katana của Nhật, sứ Cercon của Đức, sứ Emax Nanoceramic.
Xử lý răng sứ bị hỏng hoặc nứt mẻ
Nếu răng sứ bị hỏng hoặc nứt mẻ, hãy liên hệ với nha sĩ của bạn để được tư vấn và đặt lịch khám sớm. Nếu phần răng sứ bị hỏng không vỡ và đau nhức thì không cần thiết phải tới nha sĩ ngay. Trong thời gian chờ đến lịch hẹn khám, hãy tránh ăn đồ nóng, lạnh vì khi này răng sứ đã trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều.
Bạn nên tự kiểm tra khu vực xung quanh phần răng sứ bị hư hại, nếu có các vết nứt vỡ rõ ràng, hãy kéo các mảnh vụn vỡ ra để tránh nuốt phải. Nếu bạn bị chảy máu từ một chiếc răng sứ sứt mẻ mà không thể tới nha sĩ ngay, hãy dùng các biện pháp tạm thời như ngậm gạc, sử dụng xi măng nha khoa để bảo vệ răng .
Răng sứ bị nứt mẻ được xử lý tùy thuộc vào mức độ hư hại của nó. Nếu vết nứt không lớn, nha sĩ có thể xử lí bằng cách hàn vật liệu composite và mài làm mịn lại. Tuy nhiên những trường hợp nứt vỡ nghiêm trọng, bạn sẽ cần phải thay một chiếc răng sứ mới.
Thông thường răng sứ bị nứt mẻ sẽ không gây ra quá nhiều đau đớn tổn hại đến dây thần kinh. Trong trường hợp bạn phải chịu đựng cơn đau nhức kéo dài, hãy nghĩ ngay đến lí do các dây thần kinh, tủy, nướu ở vị trí răng sứ đang bị viêm nhiễm. Răng sứ nứt hỏng lâu ngày là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn len lỏi, trú ngụ vào gốc răng thật qua kẽ nứt. Trong trường hợp này, bạn cần phải điều trị tủy hoặc viêm nướu trước khi thay hay hàn lại răng sứ.