Độ tuổi mọc và thay răng sữa của con ba mẹ cần lưu ý

Việc mọc răng và thay răng sữa ở trẻ có tác động rất lớn đến sức khỏe răng miệng của trẻ khi trưởng thành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về thời điểm thay răng cũng như cách chăm sóc răng phù hợp cho trẻ nhỏ.

Độ tuổi mọc răng sữa

Độ tuổi mọc răng sữa thường bắt đầu từ khoảng 6 tháng đến 1 tuổi, tuy nhiên thời điểm của mỗi trẻ có thể khác nhau Thông thường, trẻ sẽ có 20 răng sữa, bao gồm 10 răng trên và 10 răng dưới. Răng sữa thường sẽ bị thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đạt độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi.

Thay răng sữa ở trẻ
Thay răng sữa ở trẻ

Tuổi thay răng sữa vĩnh viễn ở trẻ

Dấu hiệu thay răng sữa

Một số dấu hiệu thay răng sữa bao gồm:

Chảy nhiều nước dãi: Trẻ có thể chảy nước dãi nhiều hơn bình thường khi răng sữa bắt đầu lung lay.

Sưng nướu: Ở một số trẻ, trước khi thay răng sữa sẽ xuất hiện tình trạng sưng nướu do răng mới chèn lên vị trí của răng cũ.

Đau răng: Trẻ có thể cảm thấy đau khi răng sữa đang lói ra hoặc khi răng mới bắt đầu mọc.

Khó ngủ hoặc dễ kích động: Đau răng có thể làm cho trẻ khó ngủ hoặc dễ kích động hơn bình thường.

Thay đổi thói quen ăn uống: Trẻ có thể không muốn ăn những thức ăn cứng hoặc ăn chậm hơn bình thường khi răng mới bắt đầu xuất hiện.

Răng lung lay, lỏng lẻo: Răng sữa thường dễ lung lay hơn khi răng vĩnh viễn bắt đầu xuất hiện.

Răng sữa thường có những dấu hiệu trước khi thay
Răng sữa thường có những dấu hiệu trước khi thay

Độ tuổi thay răng ở từng vị trí (vd: răng cửa thì thay lúc 6-7 tuổi)

Loại răng

Số răng

Độ tuổi thay răng
Răng sữa (tổng cộng 20)
Răng cửa giữa hàm dưới25-9 tháng
Răng cửa giữa hàng trên28-12 tháng
Răng cửa bên hàm trên210-12 tháng
Răng cửa bên hàm dưới212-15 tháng
Răng hàm thứ nhất410-16 tháng
Răng nanh416-20 tháng
Răng hàm thứ hai†420-30 tháng
Răng vĩnh viễn (tổng cộng 32)
Răng hàm thứ nhất45-7 tuổi
Răng cửa86-8 tuổi
Răng hàm nhỏ89-12 tuổi
Răng nanh410-13 tuổi
Răng hàm thứ hai411-13 tuổi
Răng hàm thứ 3417-25 tuổi

Lưu ý rằng thời gian và thứ tự mọc răng sữa của mỗi bé không nhất thiết giống nhau. Bảng trên chỉ đề cập tới độ tuổi thay răng sữa trung bình ở trẻ em. Cha mẹ không cần quá lo lắng nếu thời điểm thay răng của trẻ lệch một chút so với thông tin bảng cung cấp.

Những trường hợp dễ gặp phải khi trẻ thay răng sữa

Nhổ răng sữa sớm

Việc nhổ răng sữa quá sớm có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Khi một hoặc nhiều răng sữa bị rụng sớm, răng vĩnh viễn mới sẽ không có đủ không gian để phát triển đúng cách. Kết quả, có thể dẫn đến việc các răng vĩnh viễn mới mọc không đúng vị trí, mọc lệch hoặc mọc chen lấn nhau.

Ngoài ra, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nhai thức ăn và nói chuyện nếu răng sữa bị rụng sớm. Răng sữa bị nhổ sớm khiến trẻ không thể nhai kĩ thức ăn, dễ gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Thiếu hụt răng sữa cũng dễ khiến việc giao tiếp của trẻ trở nên khó khăn hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Nhổ răng sữa trễ

Bên cạnh những tác hại từ việc thay răng sữa sớm, việc nhổ răng sữa trễ cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Đầu tiên, dị tật răng là một trong những tác hại thường gặp nhất của nhổ răng sữa trễ. Nếu răng sữa bị nhổ muộn hoặc không tự rụng, nó có thể thay đổi vị trí của răng vĩnh viễn, dẫn đến dị tật răng.

Thứ hai, nhổ răng sữa trễ có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Nếu răng sữa không được nhổ ra đúng thời điểm, việc này có thể dẫn đến các vấn đề trong việc nói, như phát âm không rõ ràng hoặc khó khăn trong việc phát âm các từ có chứa các âm tiếng s.

Ngoài ra, việc nhổ răng sữa trễ cũng  ảnh hưởng đến tình trạng khớp hàm của trẻ. Trẻ dễ gặp phải tình trạng lệch hàm, lệch khớp cắn hoặc cảm giác đau nhức khi ăn nhai.

Nguy hiểm nhất, răng sữa không được nhổ ra đúng thời điểm có thể bị nhiễm trùng và dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ tiến triển nặng hơn, dẫn đến các vấn đề khác như sốt và nhiễm trùng huyết.

Răng bị mọc lẫy, mọc kẹt

Trường hợp răng trẻ bị mọc lệch so với vị trí răng
Trường hợp răng trẻ bị mọc lệch so với vị trí răng

Khi răng vĩnh viễn mới mọc, có thể xảy ra một số trường hợp răng bị lẫy hoặc kẹt giữa các răng khác trong hàm, gây ra đau đớn và khó chịu cho trẻ. Những trường hợp này thường xảy ra khi hàm của trẻ không đủ không gian để cho răng mới mọc ra hoặc khi vị trí mọc của răng bị lệch.

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, răng bị lẫy hoặc kẹt có thể gây ra những vấn đề về vị trí răng trong tương lai, làm thay đổi hình dáng của hàm và có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn và nói chuyện của trẻ.

Để giải quyết vấn đề này, trẻ cần được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán và có cách nhổ răng sữa phù hợp.

Cách chăm sóc trẻ ở độ tuổi thay răng

Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách trong giai đoạn thay răng
Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách trong giai đoạn thay răng

Chăm sóc vệ sinh răng miệng

Phụ huynh cần hướng trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách sử dụng bàn chải răng mềm và kem đánh răng không chứa fluoride. Nếu trẻ chưa biết tự vệ sinh răng, phụ huynh cần vệ sinh răng miệng cho trẻ vào buổi sáng và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh

Cha mẹ nên cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, đồ uống có gas và đồ ăn có hại cho răng. Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn nhiều rau củ và các loại trái cây tươi có chứa vitamin C và K để giúp xây dựng chất xương và tăng sức đề kháng.

Giảm đau và sưng

Nếu trẻ bị đau hoặc sưng lợi trong quá trình thay răng, phụ huynh có thể dùng bàn chải răng mềm để massage nhẹ lợi, hoặc cho trẻ dùng các món đồ giúp giảm đau như kẹp răng hoặc khăn lạnh. Hạn chế tối đa dùng thuốc giảm đau bởi thành phần trong thuốc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Đưa trẻ đến nha sĩ

Trong trường hợp răng của trẻ bị lẫy hoặc mọc kẹt, gia đình cần đưa trẻ đến nha sĩ để được điều trị và giải quyết vấn đề. Nếu cần thiết, nha sĩ có thể khuyến nghị nhổ răng để khắc phục tình trạng này.

Hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ

Trẻ nhỏ thường có một số thói quen như mút tay, chống cằm hay lấy lưỡi đẩy răng. Những thói quen này có thể dễ dẫn đến việc răng mọc xô lệch, bị hô, móm hoặc sai lệch khớp cắn. Cha mẹ cần chú ý hỗ trợ trẻ thay đổi những thói quen kể trên, đặc biệt trong quá trình thay răng và định hình dáng hàm.

Thay răng sữa là một trong những thời điểm quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, gia đình cần đặc biệt chú ý thời điểm nhổ răng phù hợp, có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc khoa học để răng và hàm trẻ phát triển ổn định nhất.

Bài viết cùng chuyên mục