RĂNG MỌC LẪY Ở TRẺ CÓ NÊN NHỔ HAY KHÔNG?

Răng mọc lẫy ở trẻ là vấn đề là điều mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn khi con nhỏ trong độ tuổi thay răng và mắc phải tình trạng răng mọc lẫy. Đây là hiện tượng răng vĩnh viễn không đủ khoảng để mọc nên mọc bị lệch vào trong hoặc ra ngoài trong khi răng sữa vẫn tồn tại trên cung hàm. Vậy khi trẻ bị mọc lẫy răng phải làm sao?

Răng mọc lẫy ở trẻ như thế nào?

Răng mọc lẫy là hiện tượng răng vĩnh viễn nhú lên phía sau răng sữa. Nguyên nhân ban đầu được xác định do chân răng sữa không lung lay, không rụng hoặc rụng muộn nên khiến răng vĩnh viễn bị mọc lệch.

Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng sữa (khoảng từ 5 tuổi trở lên) và vị trí thường gặp nhất là răng cửa hàm dưới (cũng có thể gặp ở răng cửa hàm trên, răng hàm, răng nanh,..).

Tại sao trẻ bị răng mọc lẫy?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc lẫy, dưới đây bác sĩ sẽ liệt kê đầy đủ các nguyên nhân từ di truyền cho đến ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài:

+ Do di truyền

Trong trường hợp ba mẹ hoặc ông bà của trẻ có gặp tình trạng mọc lẫy thì trẻ cũng có thể gặp vấn đề tương tự do gen di truyền.

+ Cung hàm hẹp

Khi xương hàm quá hẹp, các răng vĩnh viễn mọc lên nhưng không đủ chỗ trống khiến răng mọc sai vị trí gọi là răng mọc lẫy.

+ Nhổ răng sữa sau khi răng vĩnh viễn mọc lên

Răng mọc lên không đủ khoảng trống nên phải chen chúc với răng sữa, gây tình trạng răng mọc lẫy ở trẻ.

+ Nhổ răng sữa sớm

Nhiều trường hợp răng trẻ mắc các bệnh lý nghiêm trọng cần phải nhổ răng sữa sớm, điều này khiến mô nướu bị khít sát vào nhau làm răng vĩnh viễn phát triển chậm.

+ Thiếu vitamin và khoáng chất

Cơ thể bé nếu bị thiếu vitamin và khoáng chất cũng có thể khiến răng mọc sai vị trí hoặc răng vĩnh viễn mọc lên khi răng sữa vẫn chưa rụng.

+ Do va đập

Nếu vô tình trẻ bị ngã va đập mạnh vào xương hàm cũng khiến răng trẻ bị mọc lẫy.

Trẻ không điều trị răng mọc lẫy có sao không?

Răng mọc lẫy ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bé sau này. Một số hậu quả có thể gặp phải khi răng trẻ mọc lẫy gồm:

  • Mất thẩm mỹ: Hàm răng có khuyết điểm sẽ dẫn đến việc làm cho khuôn mặt của bé mất cân đối, hài hòa. Đặc biệt khiến cho bé không tự tin khi cười nói, giao tiếp hàng ngày. Tình trạng này diễn ra lâu ngày khiến trẻ sợ hãi, sống khép mình và có thể ảnh hưởng đến tâm lý.
  • Gây ra các bệnh về răng: Răng không đều nhau dẫn đến khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Vì vậy, vi khuẩn rất dễ phát triển gây ra các bệnh về răng và tình trạng hôi miệng.
  • Gây ra các bệnh lý khác: Răng trên cung hàm mọc lệch khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn nhai và gây ra các bệnh về tiêu hóa. Nếu không xử lý tình trạng răng mọc lẫy kịp thời còn khiến cho bạn gặp tình trạng lệch khớp thái dương hàm.

Răng mọc lẫy có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy, khi quan sát trẻ có dấu hiệu răng mọc lẫy cha mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn cách xử lý kịp thời cho con.

Răng mọc lẫy ở trẻ xử lý như thế nào?

Răng mọc lẫy gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện tình trạng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa, các bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi và tình trạng răng của trẻ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay tại các nha khoa có hai phương pháp có thể điều trị hiệu quả tình trạng này là nhổ răng sữa và chỉnh nha.

+ Nhổ răng sữa mọc lẫy

Răng mọc lẫy có nhổ được không? Đây là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ băn khoăn. Nếu trẻ đang trong độ tuổi thay răng, khoảng từ 6 – 12 tuổi thì khi gặp tình trạng răng mọc lẫy, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng sữa chưa lung lay của trẻ để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc thẳng hàng và đúng vị trí.

Việc nhổ bỏ răng sữa cho trẻ thường được cha mẹ thực hiện tại nhà. Nhưng với răng sữa chưa lung lay, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Việc tự nhổ răng sẽ gây một số hậu quả như:

  • Nhổ không đúng kỹ thuật khiến trẻ bị đau và mất nhiều máu
  • Nhổ không hết chân răng, khiến cho răng vĩnh viễn không thể mọc đúng vị trí
  • Khi nhổ răng không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến trẻ dễ bị viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, cha mẹ cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín để nhổ bỏ răng sữa chưa lung lay và điều chỉnh răng mọc lẫy về đúng vị trí trên khung hàm.

+ Chỉnh răng mọc lẫy

Khi đã bước vào độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ niềng răng để chỉnh các răng mọc lẫy về đúng vị trí. Bởi vì trong giai đoạn này, xương hàm chưa hoàn toàn ổn định, niềng răng là phương pháp ít gây đau đớn và rút ngắn thời gian điều trị của trẻ, thêm vào đó cũng đem lại kết quả ổn định lâu dài.

Tuy nhiên khi lựa chọn niềng răng để điều trị tình trạng mọc lẫy thì vấn đề độ tuổi của trẻ cần được chú ý. Nếu trẻ chưa đến độ tuổi có thể niềng răng, bác sĩ sẽ tư vấn  sử dụng các khí cụ niềng răng tháo lắp. Điều này sẽ giúp răng vĩnh viễn của trẻ được định hướng về đúng vị trí, ngăn ngừa hiện tượng xô lệch những răng còn lại trên hàm.

Bài viết cùng chuyên mục