RĂNG BỊ CỤP VÀO TRONG GÂY RA NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU NÀO ?

Chia sẻ trên :
24-12-2022 Thùy Lương

Ngoài gây ra các tình trạng răng hô, vẩu, sai lệch khớp cắn còn khiến răng bị cụp vào trong. Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị cụp và hiện tượng này cũng khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống. Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn tới các chức năng của khoang miệng, sức khỏe con người. 

Vì vậy, hãy theo dõi bài viết sau để nắm được lý do và biện pháp khắc phục tình trạng răng cụp vào trong! 

Các trường hợp răng bị cụp vào trong

răng bị cụp vào trong

Khớp cắn lệch dẫn đến các răng mọc sai hướng, không thẳng mà sẽ bị cụp vào trong. Thông thường, sẽ có hai trường hợp là răng hàm trên hoặc hàm dưới mọc cụp. Dạng răng hàm trên bị quặp vào trong gọi là móm răng, hàm dưới là tình trạng răng bị hô.  

Trên một hàm, có thể chỉ một chiếc răng bị cụp, hoặc vài chiếc, thậm chí là nhiều hơn. Dù một hay nhiều thì tình trạng này đều gây những ảnh hưởng không tốt cho người bệnh. Do đó, chúng ta nên đi thăm khám nha sĩ để sớm có những phương pháp khắc phục kịp thời. 

Nguyên nhân dẫn đến răng bị cụp vào trong 

Phần lớn các trường hợp răng bị cụp vào trong chủ yếu là do bẩm sinh hoặc thói quen xấu. Có thể là do trong quá trình mang thai, chăm con gặp phải điều kiện không tốt khiến em bé kém phát triển về phần xương hàm. Dẫn đến hai hàm răng không đều nhau nên răng mọc ra sai vị trí, lệch khớp cắn. 

Hoặc chỉ cần trong gia đình có người bị răng quặp, bất kể là ông bà hay bố mẹ thì khi sinh con, khả năng cao đứa trẻ cũng sẽ bị di truyền như vậy. Ngoài ra, trẻ sơ sinh thường có thói quen xấu là nghiến răng, mút tay, bặm môi trên… Nếu bố mẹ không để ý, loại bỏ sớm các hành động này thì khi lớn, các răng của bé sẽ mọc lệch, không đúng vị trí trên cung hàm. 

Răng cụp gây nhiều ảnh hưởng xấu tới người bệnh

Khi răng bị hô hoặc móm, phiền toái đầu tiên mà người bệnh dễ gặp phải là về thẩm mỹ. Hơn thế, tình trạng răng bị quặp vào trong còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, chức năng của khoang miệng. 

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhân tướng học

răng quặp

Răng quặp sẽ khiến tổng thể khuôn mặt bị mất cân đối, nó kéo phần môi bị thụt vào trong, còn phần cằm thì nhô ra phía trước. Đồng thời, những chiếc răng mọc lấp ló, chen chúc nhau sẽ khiến nụ cười không còn duyên dáng. Vì thế, tình trạng này làm cho đa số người bệnh cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp. 

Không những thế, theo quan niệm dân gian, răng bị cụp vào trong cũng mang ý nghĩa nhân tướng học sâu sắc. Nhìn chung, những người bị như vậy thường rất kỹ lưỡng, cẩn thận và tỉ mỉ. Họ cầu toàn trong mọi hoàn cảnh, công việc, luôn có những tính toán chi tiết, cẩn thận. Những người này có phong cách sống không phóng khoáng, nhiều lúc rất chi li, sống nội tâm nên đường tình duyên khá lận đận. 

Giảm sút chức năng nhai, tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng

Lệch khớp cắn khiến răng mọc sai vị trí, hai hàm trên và dưới không được khớp với nhau. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến cơ hàm hoạt động khó khăn hơn. Sự lệch lạc làm cho người bệnh phải dùng một lực lớn để nghiền nhuyễn thức ăn. Hành động này kéo dài sẽ gây những tác động đến khớp thái dương hàm, gây đau đầu. 

Ngoài ra, khả năng nhai bị giảm sút, khiến thức ăn không được nghiền nát hoàn toàn. Gián tiếp gây ra các vấn đề xấu cho hệ tiêu hóa, dễ dàng mắc phải bệnh đau dạ dày. Đồng thời, hiện tượng này cũng có thể mang đến các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu… 

Tìm hiểu thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH NHAI ĐÚNG. LỜI KHUYÊN CỦA NHA SĨ NHA KHOA ĐÔNG NAM Á

Các phương pháp chữa răng bị cụp vào trong hiệu quả

Hiện nay, y học nha khoa đã ngày càng phát triển, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại. Vậy nên, có nhiều cách khắc phục răng bị quặp vào trong như phẫu thuật hàm, niềng răng. 

Phẫu thuật hàm nhằm cải thiện khớp cắn 

Nếu răng bị cụp vào trong do xương hàm kém phát triển, nha sĩ sẽ khuyên bạn dùng cách này. Phương pháp phẫu thuật hàm phù hợp với những bệnh nhân trên 18 tuổi bởi phải tác động trực tiếp để đẩy hàm trên ra, kéo hàm dưới vào nên phải đảm bảo xương hàm của người bệnh đã phát triển ổn định. 

Niềng răng để lấy lại nụ cười tự tin

niềng răng hô

Niềng răng chỉnh nha là phương pháp khắc phục răng quặp được nhiều người lựa chọn. Bởi nó phù hợp với nhiều độ tuổi, kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cực kỳ tốt. 

Có nhiều phương pháp niềng răng để cải thiện răng quặp với ưu nhược, chi phí khác nhau. Cụ thể, niềng răng mắc cài kim loại mất khoảng 25 – 50 triệu đồng; niềng răng mắc cài sứ khoảng 40 – 60 triệu đồng. Niềng răng mắc cài mặt trong mất 85 – 110 triệu đồng và niềng răng trong suốt Invisalign dao động từ 100 – 120 triệu đồng. 

Có thể thấy, răng bị cụp vào trong gây phiền phức cho người bệnh trên nhiều phương diện khác nhau. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, mọi người cần phải tìm những biện pháp cải thiện phù hợp càng sớm càng tốt, tránh các rủi ro về sau.

Bài viết liên quan

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

Niềng Răng Mắc Cài – Phương Pháp Phổ Biến Nhất ở Hà Nội

Khi nói đến việc cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng, niềng răng mắc cài đã trở thành một lựa chọn hàng đầu ở Hà Nội. Với sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật nha khoa, phương pháp này không chỉ đem lại hiệu quả thẩm mỹ […]