KỸ THUẬT GẮN IMPLANT LÀ GÌ ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CẤY GHÉP
Một trong những phương pháp giúp những người bị mất răng lâu năm có thể trở lại tự tin với hàm răng đẹp và đều đó là cấy ghép implant. Đây là kỹ thuật trồng răng được đánh giá có bước tiến vượt bậc của nha khoa hiện đại hiện nay. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng và giúp họ trở nên tự tin hơn. Vậy kỹ thuật gắn implant là gì, Nha khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ cho bạn đọc qua bài viết sau.
Tìm hiểu về phương pháp cấy ghép gắn implant
Vật liệu implant là một loại vít nhỏ có kích cỡ vừa bằng một chân răng thật làm từ titanium. Đây là loại vật liệu có khả năng tương tích sinh học với xương của con người.
Kỹ thuật cấy ghép implant được biết đến là phương pháp trồng răng giả. Cơ chế hoạt động của phương pháp đó là cấy ghép một chân răng giả làm bằng titanium vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất. Chân răng giả này có chức năng như một chân răng nhân tạo, rồi gắn implant lên các chiếc răng giá cố định với mục đích thay thế.
Những ưu điểm khi sử dụng kỹ thuật gắn implant
Phương pháp cấy ghép implant mang lại những lợi ích không ngờ cho người bị mất răng lâu năm. Dưới đây là những ưu điểm khi sử dụng kỹ thuật gắn implant mà bạn nên biết:
- Phương pháp phù hợp với sinh lý tự nhiên và không gây hại đến sức khỏe của người cấy ghép.
- Tỷ lệ thành công rất cao hơn so với làm cầu răng hay những răng giả tháo lắp thông thường.
- Khi cấy ghép thành công, răng thay thế sẽ hoạt động như một chiếc răng thật giúp phục hồi chức năng nhai, thẩm mỹ.
- Kỹ thuật này giúp giảm thiểu sự tiêu xương, ngăn chặn các bệnh lý và tác hại của việc mất răng gây ra.
- Không cần các răng kế bên như phương pháp cầu răng cổ điển.
- Nếu biết chăm sóc đúng cách, trồng răng implant sẽ sử dụng một thời gian lâu dài, thậm chí là mãi mãi.
Quy trình thực hiện kỹ thuật cấy ghép gắn implant
Ngày nay, phương pháp gắn implant được đánh giá là sự tiến bộ vượt bậc trong ngành nha khoa hiện đại. Tuy nhiên, quy trình thực hiện phương pháp này khá phức tạp và tốn khá nhiều thời gian.
Trường hợp nào nên cấy ghép implant
Mặc dù phương pháp cấy ghép implant có tính hiệu quả cao, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được kỹ thuật trồng răng. Dưới đây là những trường hợp có thể sử dụng được kỹ thuật cấy ghép implant:
- Người bị mất răng lâu năm, có nhu cầu làm răng cố định mà không muốn mài răng thật.
- Người bị mất răng và không muốn sử dụng hàm tháo lắp. Các răng còn lại trong hàm không đủ để làm trụ cầu, nhất là trường hợp mất răng quá nhiều răng.
- Người có nhu cầu trồng răng giả nhưng không muốn gây tiêu xương tại vùng răng hàm đã bị mất đi.
Bài viết tham khảo: LÀM RĂNG GIẢ CHO NGƯỜI MẤT RĂNG LÂU NGÀY
Quy trình cấy ghép gắn implant
Để thực hiện kỹ thuật gắn implant, bạn cần phải trải qua một quy trình thăm khám và đánh giá toàn diện. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào việc chụp CT để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng và xương hàm. Dưới đây là một quy trình đạt chuẩn trong kỹ thuật cấy ghép implant:
- Bước 1: Nhổ bỏ đi các răng bị hư.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành gắn implant nếu hàm đã đủ thể tích xương. Tuy nhiên, nếu hàm chưa đủ xương thì cần tiến hành thủ thuật tăng thể tích xương.
- Bước 3: Chờ đợi và theo dõi implant tích hợp với xương hàm trong vòng vài tháng.
- Bước 4: Tiến hành và phục hình toàn bộ hàm sau khi gắn implant đã ổn định.
Tuy nhiên, để quá trình gắn implant sẽ cần khoảng 3 – 9 tháng tính từ thời điểm thăm khám đến khi hoàn thiện răng. Đây là khoảng thời gian chờ đợi và theo dõi vùng cấy ghép ổn định xương hàm.
Trồng răng gắn implant có đau không ?
Thực tế, quá trình cấy ghép implant sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và dễ dàng. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tiêm một lược thuốc tê vừa đủ ở vị trí cấy ghép gắn implant. Sau đó, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt trụ implant vào xương hàm của bệnh nhân một cách nhanh chóng trong vòng 20 đến 30 phút.
Trong quá trình thực hiện cấy ghép, bệnh nhân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và hoàn toàn không đau do đã được tiêm thuốc gây tê. Tuy nhiên, sau khi cắm implant thì thuốc gây tê cũng sẽ phản tác dụng. Do đó, bạn sẽ cảm thấy đau một chút quanh vùng gắn implant trong khoảng 1 đến 2 ngày đầu. Bạn hoàn toàn yên tâm bởi vì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, chống viêm và khám viêm.
Sau khi cấy ghép implant, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vùng tổn thương. Nếu có hiện tượng lung lay, tê bì hoặc đau nhức vùng gắn implant, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
Bài viết đã giới thiệu đến bạn về phương pháp cấy ghép gắn implant và những quy trình thực hiện đạt chuẩn y khoa. Đây là một phương pháp cấy ghép đòi hỏi kỹ thuật khá phức tạp nên không phải cơ sở chăm sóc nha khoa nào cũng có thể thực hiện được. Nha khoa Đông Nam Á hiện nay có thực hiện kỹ thuật cấy ghép implant đạt chuẩn quốc tế.