TRẺ MỌC RĂNG HÀM CÓ NHỮNG DẤU HIỆU NHƯ THẾ NÀO?
Trẻ mọc răng hàm sẽ có những dấu hiệu mà các mẹ cần chú ý để nhận biết kịp thời. Vì khi bé mọc răng sẽ có những triệu chứng làm cho cơ thể bé khó chịu và thường xuyên quấy khóc với mẹ.
Do vậy, mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu để biết được con mình có đang mọc răng hàm hay không? Bài viết dưới đây Nha khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ với bạn những dấu hiệu của trẻ khi mọc răng hàm. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm đồng hành cùng con trong giai đoạn căng thẳng đầu đời này.
Thứ tự mọc răng của trẻ
Thông thường, trẻ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, trong 12 tháng đầu đời trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến 2 tuổi, sẽ có 20 chiếc răng phân chia hàm trên và hàm dưới. Tất nhiên, thứ tự mọc răng này không phải trẻ nào cũng giống nhau, có trẻ mọc sớm, có trẻ mọc muộn hơn, điều này phụ thuộc vào việc trẻ có đủ canxi khi mang thai hay không. Răng hàm trên mọc trong khoảng thời gian từ 13 đến 19 tháng, và răng hàm dưới mọc trong khoảng thời gian từ 14 đến 18 tháng. Trẻ mọc răng hàm thứ hai giữa hàm trên lúc 25 – 33 tháng tuổi và răng hàm dưới lúc 23 – 31 tháng tuổi.
Răng hàm của trẻ là răng cối sữa, vì vậy chiếc răng này sẽ tồn tại đến năm 6 tuổi khi trẻ lớn lên. Sau 6 tuổi, răng hàm và răng sữa bắt đầu rụng và bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Những dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm
Trẻ bị sốt
Sốt là trạng thái mọc răng phổ biến hay gặp ở trẻ. Để rõ hơn vấn đề này, bác sĩ Nha khoa chia sẻ rằng thời gian mọc răng hàm của trẻ sẽ chính là thời gian bắt đầu hết nhận được sự miễn dịch từ mẹ. Do vậy, mẹ nên nhận biết các dấu hiệu để nhận biết được là trẻ đang bị sốt do mọc răng. Cơn sốt sẽ kéo dài chỉ trong 1 đêm và sẽ khỏi hoàn toàn trong ngày hôm sau.
Chảy nước dãi
Ngoài hiện tượng trẻ sốt khi mọc răng hàm thì tình trạng chảy nước dãi cũng là nguyên nhân phổ biến. Vì thế, thường xuyên lau vùng miệng thường xuyên hoặc dùng yếm để hỗ trợ.
Tại sao trẻ mọc răng hàm không chịu ăn?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu ăn khi răng hàm mọc. Những lý do phổ biến nhất phải nói đến như:
Nướu sưng
Khi răng hàm sắp nhú, nướu ở vị trí này có thể bị sưng đỏ, gây viêm nhiễm, tổn thương cho răng miệng. Điều này có thể gây đau và khó chịu cho bé, đặc biệt là khi nhai thức ăn. Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ mọc răng không chịu ăn.
Thức ăn khó nhai
Những thức ăn quá cứng, quá cứng cũng là nỗi ám ảnh của các bé trong giai đoạn răng hàm. Vì việc khó nhai hoặc cắn vào nướu bị sưng có thể khiến bé đau hơn và kém hứng thú với việc ăn uống hơn. Ngoài ra, nếu mẹ cho bé bú quá nhanh, bé không kịp nhai và nuốt cũng có thể khiến bé bỏ ăn khi răng hàm mọc.
Sốt hoặc rối loạn tiêu hóa
Ở một số trường hợp bé bị tiêu chảy, cùng với đó là nhiệt độ cơ thể tăng khi mọc răng hàm. Hiện tượng này làm cho bé luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, biếng ăn và khó chịu.
Chăm sóc con khi mọc răng hàm
Trẻ mọc răng cảm thấy giống như chúng ta người lớn. Đau và sốt khi mọc răng, dẫn đến bỏ bữa, chán ăn là điều bình thường. Vì vậy, các bà mẹ hãy dịu dàng chăm sóc con mình bằng cách:
- Không nên ép trẻ ăn, chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 bữa như bình thường. Mỗi lần chỉ cần ăn một ít không nên ăn quá nhiều.
- Thức ăn của bạn phải được ninh nhừ và mềm; tốt nhất là nấu thành cháo, súp, không nhai, chỉ nuốt. Khi ăn trái cây nên ép lấy nước để nguội một chút sẽ giảm thiểu cơn đau nhức.
- Trẻ sơ sinh bị sốt khi mọc răng cũng là điều bình thường. Nếu bé sốt 38 độ hoặc 38,5 độ, mẹ hãy lấy khăn ấm chườm lên trán bé hoặc lau người cho bé. Nếu dùng thuốc hạ sốt, hãy hỏi ý kiến bác sĩ, không tự mình kê đơn.
- Tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu khi trẻ mọc răng. Nhưng đó cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nên cha mẹ cần theo dõi tình trạng đi tiểu của con cũng như sức khỏe của con để có hướng xử lý nếu cần.
- Chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, dùng khăn mềm lau miệng và răng cho trẻ ngay sau khi ăn xong.
- Cho bé sử dụng những vật dụng làm bằng chất liệu không gây hại cho sức khỏe, những vật dụng có hình tròn, mềm, vì trong giai đoạn mọc răng bé thường bị ngứa nướu và có xu hướng đưa mọi thứ trong tầm tay vào miệng nhai.
Tìm hiểu thêm: HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG CHO BÉ THEO LỨA TUỔI
TỔNG KẾT
Bài viết trên đã giúp các mẹ phần nào hiểu và nhận biết các dấu hiệu trẻ mọc răng hàm để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Hy vọng với những kiến thức hữu ích mà chúng tôi mang đến sẽ giúp ích đến các mẹ và bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0911 222 798 – 0768 234 999 để được hỗ trợ.