HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG CHO BÉ THEO LỨA TUỔI
Thống kê của Viện Răng hàm mặt quốc gia gần đây cho thấy: Số lượng trẻ em Việt Nam bị sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, có đến 80% trẻ 4 – 8 tuổi bị sâu răng, hơn 90% các bé chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Việc đánh răng hàng ngày là thói quen mà bất cứ bạn nhỏ nào cũng được cha mẹ yêu cầu thực hiện nhằm giúp các bé bảo vệ răng miệng của mình. Tuy nhiên, đánh răng không đúng cách có thể khiến vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng, nướu và làm mòn lớp men răng. Nha khoa Đông Nam Á sẽ hướng dẫn mẹ chăm sóc răng đúng cách cho bé.
1. Giai đoạn trước sinh
Đây là thời điểm tốt nhất để tư vấn cho bố mẹ về các thói quen chăm sóc răng cho bé. Làm thế nào để có các hành vi chăm sóc răng miệng tốt nhất để cho con khỏe mạnh. Lúc này các bố mẹ nên tìm hiểu về chương trình dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ.
- Giai đoạn sơ sinh (dưới 1 tuổi)
- Bố mẹ nên làm sạch và massage lợi cho con ngay từ khi răng chưa mọc để tạo một môi trường miệng khỏe mạnh và giúp mọc răng.
- Khi răng sữa đầu tiên mọc, bắt đầu việc vệ sinh răng ngay:
- Bố mẹ bế trẻ trong lòng, cho đầu trẻ tựa lên một cánh tay để trẻ có cảm giác an toàn nhất, tay kia quấn gạc hoặc lồng gạc vào ngón tay trỏ nhẹ nhàng làm sạch răng và lợi. gạc nên được tẩm ướt với nước muối sinh lý, làm vệ sinh 1 lần/ ngày.
- Có thể thay gạc bằng loại bàn chải mềm đặc biệt dùng riêng cho trẻ sơ sinh, không cần phải dùng kem đánh răng.
- Bố mẹ cũng nên cho con đi khám răng lần đầu tiên, khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc hoặc muộn nhất là lúc 24 tháng tuổi. Nếu trẻ có vấn đề về răng lợi như chấn thương, viêm… thì đi khám sớm hơn. Lúc này bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của trẻ, tư vấn cho bố mẹ cách nuôi dưỡng để con không bị sâu răng.
- Hơn nữa, đi khám răng lần đầu tiên cũng làm cho trẻ quen dần với bác sĩ và môi trường phòng khám, giúp cho trẻ đỡ sợ hãi về sau.
2. Giai đoạn biết đi (1-3 tuổi)
Đây là giai đoạn thích hợp để bắt đầu dùng bàn chải để đánh răng cho trẻ. Do phản xạ nhổ của trẻ chưa tốt, nên chỉ dùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, không có flour, không có chất mài mòn. Đa số trẻ ở lứa tuổi này có thể tập cách chải răng, tuy nhiên không làm sạch được hết. Do vậy, nên khuyến khích trẻ tự chải, sau đó bố mẹ sẽ chải lại cho sạch hết. Khi các răng hàm sữa mọc hết, sẽ hình thành sự tiếp xúc giữa các răng hàm. Các kẽ răng này cần được làm sạch bằng chỉ tơ nha khoa, vì kẽ răng hàm sữa là một trong những vị trí dễ sâu mà bố mẹ cần lưu ý làm sạch. Ngoài ra, trẻ không cần sử dụng thêm phương pháp loại bỏ mảng bám nào khác.
3. Giai đoạn trước tuổi đến trường (3-6 tuổi)
- Khả năng tự chải răng của trẻ đã khéo léo hơn, nhiều bố mẹ cho rằng trẻ đã có thể tự chải sạch răng được. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng bố mẹ vẫn phải tiếp tục chải răng cho trẻ để đảm bảo làm sạch răng.
- Bắt đầu sử dụng được kem đánh răng có fluor cho trẻ, nhưng vẫn là kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với nồng độ fluor thấp, chỉ được dùng lượng kem bằng hạt đậu cho mỗi lần chải.
- Tiếp tục sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng cho trẻ. Tư thế thích hợp để bố mẹ chải răng hoặc sử dụng chỉ tơ cho trẻ: bố mẹ đứng phía sau con, đầu trẻ tựa vào cánh tay trái, tay này cũng có thể hỗ trợ banh môi má cho tay phải chải răng.
- Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các sản phẩm gel hoặc nước súc miệng có Fluor phòng sâu răng tại nhà. Do vẫn có nguy cơ trẻ nuốt vào, nên chỉ sử dụng với số lượng nhỏ, hạn chế, theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Không cần sử dụng các phương pháp hóa học khác để loại trừ mảng bám.
4. Giai đoạn thiếu nhi (6-12 tuổi)
- Trẻ đã có ý thức hơn trong việc chăm sóc răng miệng, thực hiện được những kĩ năng cơ bản khi chải răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa. Bố mẹ chỉ giúp đỡ chải răng ở những vùng đặc biệt hoặc những vùng khó chải, bố mẹ không cần giám sát trực tiếp mà kiểm tra kết quả chải răng bằng cách sử dụng chất phát hiện mảng bám.
- Việc sử đụng kem có flour giai đoạn này là cần thiết, dùng các loại nước súc miệng có Fluor hoặc gel Flour giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ sâu răng. Hơn nữa có thể cho trẻ sử dụng nước súc miệng chlorhexidine, listerin đối với trẻ có nguy cơ sâu răng, bệnh quanh răng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đây là lứa tuổi bắt đầu được điều trị sớm lệch lạc răng hàm nên nguy cơ sâu răng, bệnh quanh răng tăng lên. Bố mẹ cần lưu ý đặc biệt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho con nếu con đang điều trị chỉnh nha: chải răng và dùng chỉ thường xuyên hơn, sử dụng nước súc miệng có Fluor, gel Fluor, các dung dịch súc miệng khác là cần thiết.
5. Giai đoạn vị thành niên (12-19 tuổi)
- Ở giai đoạn này, kĩ năng thực hiện các phương pháp vệ sinh răng miệng là rất thành thạo, vấn đề cơ bản là sự hợp tác, vâng lời và tự giác của trẻ. Thêm vào đó, giai đoạn này có những biến đổi về tâm sinh lý, thay đổi hormone và những thói quen ăn uống không tốt khiến gia tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi. Vì vậy bố mẹ cần tiếp tục hướng dẫn và giúp đỡ trẻ vượt qua giai đoạn này. Nên nhấn mạnh ý thức, trách nhiệm của trẻ với tư cách là người trưởng thành trẻ tuổi mà không áp đặt, độc đoán sẽ giúp thực hiện tốt các hành vi chăm sóc răng miệng.
- Việc tăng cường bổ sung kiến thức chăm sóc răng cho bé cũng như đề cao vẻ đẹp của hàm răng sẽ thúc đẩy động cơ của các hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Video hướng dẫn chăm sóc răng cho bé theo lứa tuổi
https://www.youtube.com/watch?v=TMgsXPvw6bo
=>>>> Xem thêm: Chỉnh nha trẻ em – Thời điểm nào phù hợp nhất?
Các câu hỏi thường gặp về chỉnh nha trẻ em