Quy trình trám răng cửa bị sâu bằng Composite
Hiện nay, trám răng bằng Composite được nhiều người quan tâm bởi vì đây là một phương pháp phục hình được nhiều người áp dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những thông tin cơ bản về phương pháp trám răng cửa bị sâu bằng Composite. Thông qua bài viết dưới đây, Sea Dental sẽ giới thiệu bạn quy trình trám răng cửa bị sâu bằng Composite mà bạn có thể tham khảo!
1. Trám răng là gì ?
Trám răng thẩm mỹ composite là phương pháp trám răng bằng vật liệu tổng hợp có tên gọi là composite. Đây là vật liệu tổng hợp từ nhựa resin và một số loại hạt như hạt độn silica, hạt độn sứ (ceramic) có khả năng tạo ra màu sắc giống răng thật. Đồng thời, composite có khả năng trám vào xoang sâu răng trực tiếp trên miệng và đông cứng ngay dưới ánh đèn kích hoạt (gọi là đèn quang trùng hợp).
Trám răng thẩm mỹ Composite giúp phục hồi lại răng hư tổn một cách hiệu quả, và đáng tin cậy. Các mô răng hư tổn sẽ được phục hồi tương tự có màu sắc, độ trong suốt và cấu trúc bề mặt tự nhiên như những chiếc răng thật. Do đó, bạn sẽ hoàn toàn tự tin khi sở hữu hàm răng nhờ được phục hình bằng phương pháp trám răng sâu bằng Composite.
2. Những trường hợp nào nên trám răng
Dưới đây là một số trường hợp nên trám răng cụ thể như sau:
2.1 Răng cửa bị sứt mẻ ít
Răng cửa bị sứt mẻ có thể do bị tai nạn, tác động cơ học mạnh hoặc do cắn phải thức ăn hay vật dụng quá cứng khiến ảnh hưởng tới cấu trúc răng. Nhiều người khi bị sứt mẻ răng cửa thường cảm thấy tự ti khi giao tiếp với người khác. Nếu phát hiện sớm vết nứt thì bác sĩ sẽ tiến hành trám răng để khắc phục để giúp bạn sở hữu một nụ cười tự tin khi giao tiếp với mọi người.
2.2 Răng cửa bị thưa ít
Trám răng thẩm mỹ Composite được áp dụng trong trường hợp răng cửa bị thưa ít. Bởi vì miếng trám sẽ giúp cho kẽ răng được đóng kín và tránh tình trạng thức ăn nhét vào kẽ răng và giúp tăng cao tính thẩm mỹ hơn. Nếu khoảng răng thưa lớn hơn thì răng cửa sẽ trở nên to và bị mất cân đối sau khi thực hiện trám răng.
2.3 Răng cửa bị sâu
Sâu răng thường xuất hiện với nguyên nhân chính do người bệnh giữ gìn vệ sinh răng miệng không tốt hoặc ăn những thức ăn có chứa nhiều chất ngọt hoặc tính axit cao. Điều này khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công bề mặt răng và tính chất hóa học sẽ gây mòn men răng. Nếu không kịp thời chữa trị thì vi khuẩn sẽ ăn sâu vào tận bên trong tủy răng. Với những lỗ sâu nhỏ ở mặt nhai răng thì trám răng sẽ giúp phục hồi lại tình trạng, hình dạng ban đầu và mang đến màu sắc cho răng một cách tự nhiên.
3. Ưu điểm của việc trám răng cửa
Hiện nay, phương pháp trám răng cửa composite được nhiều ưa chuộng bởi một số ưu điểm cụ thể như sau:
- Tính thẩm mỹ cao: Vật liệu Composite có màu sắc tương đồng với men răng thật nên khi tạo hình sẽ không bị lộ 2 khoảng răng thật và răng giả. Composite là vật liệu chuyên dụng nha khoa đặc biệt giúp tạo hình dễ dàng theo phần mô răng bị khuyết. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo xoang trám hoặc làm nhám bề mặt men răng để giúp composite bám chắc hơn. Sau khi chiếu ánh sáng mạnh thì lớp composite mỏng sẽ trở nên cứng chắc và chịu được lực nhai tốt hơn.
- Thao tác trám nhanh gọn: Thông thường, miếng trám sẽ được tạo hình ở nhiệt độ thường và đảm bảo được phần mô răng khiếm khuyết. Sau đó, bác sĩ nha khoa sẽ tiếp tục chiếu sáng đèn laser để đông cứng vết trám.
- An toàn tuyệt đối, không gây kích ứng mô nướu: Phương pháp trám răng Composite được đánh giá là phương pháp thay thế trám răng kim loại với vật liệu hiệu quả, hoàn toàn nói không với kích ứng, dị ứng, không gây độc hại, an toàn tuyệt đối.
- Hoàn toàn không gây xâm lấn: Khi trám răng, bác sĩ sẽ chỉ đưa vật liệu trám lên răng cần phục hình rồi sau đó chiếu đèn. Việc này hoàn toàn không có bất cứ thao tác xâm phạm sâu vào trong tủy răng, không gây mòn men răng về lâu dài và gây ra hiện tượng ê buốt răng.
4. Quy trình trám răng cửa bằng Composite
Dưới đây là quy trình trám răng cửa bằng Composite được thực hiện ngay tại Sea Dental cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám và đánh giá tình trạng sâu răng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp phim X-quang để phát hiện và đánh giá tình trạng sâu răng, tủy răng, kích thước và tình trạng phức tạp của lỗ sâu.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng trước khi hàn trám
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ các bệnh lý trong khoang miệng trước khi thực hiện hàn trám răng, giúp ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhiễm trùng và nguy cơ lây lan bệnh lý.
Bước 3: Gây tê
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho răng nhờ vào mức độ phức tạp của lỗ sâu. Cảm giác tê sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng từ 1 đến 2 giờ và là điều vô cùng quan trọng để bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong quá trình trám răng.
Bước 4: Dùng khoan tay lấy các mô sâu chứa vi khuẩn
Nha sĩ sẽ tiến hành sử dụng tay khoan nha khoa để lấy đi các mô sâu chứa vi khuẩn và phần mô răng mềm không nâng đỡ được cho miếng trám
Bước 5: Hàn trám răng
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đổ vật liệu trám ở dạng lỏng vào khoang trám và đưa phần răng bị sâu đã được làm sạch hoàn toàn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser để vật liệu trám dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây nhờ phản ứng quang trùng hợp.
Bước 6: Kiểm tra lại vết trám
Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu trám bị thừa. Bác sĩ sẽ làm nhẵn bề mặt trám, đánh bóng để răng không bị cộm và kết thúc quy trình làm răng.
Sau khi hoàn tất chiếu đèn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng để đảm bảo miếng trám có tuổi thọ lâu nhất.
Kết Luận
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình trám răng bị sâu bằng Composite tại nha khoa Sea Dental. Nếu bạn có nhu cầu trám răng tại đây, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch hẹn nhé!