TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỮA TỦY RĂNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
Trong khoang miệng, tủy răng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng. Đồng thời, đây cũng là vị trí dễ mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hạn chế khả năng nhai, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy trong bài viết sau, Nha Khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ tất cả những thông tin cần biết về chữa tủy răng, theo dõi ngay!
Chữa tủy răng là gì, tại sao cần phải điều trị tủy răng?
Tủy răng nằm trong hốc tủy ở giữa răng, đi vào từ đỉnh của chân răng. Được bao quanh bởi mô cứng của răng, nó là mô liên kết gồm mạch máu và dây thần kinh. Mô cứng của răng gồm có men và ngà răng nên tủy răng có chức năng nuôi dưỡng, sửa chữa ngà răng.
Tủy răng nằm ở hốc phần thân gọi là tủy buồng, còn ở hốc phần chân gọi là tủy chân. Chữa tủy răng là quá trình bác sĩ loại bỏ hết phần mô tủy buồng, tủy chân; sau đó vệ sinh làm sạch và hàn lại hệ thống ống tủy. Điều trị tủy răng sẽ giúp răng trở nên khỏe mạnh hơn, tránh được các biến chứng về sau này.
Khi bị tấn công, tủy răng dễ dàng bị viêm nhiễm vì chúng không có khả năng tự chữa lành. Sự viêm nhiễm sẽ nhanh chóng lan rộng xuống cuống răng, thậm chí là cả vùng xương xung quanh. Không được điều trị kịp thời, răng sẽ bị lung lay, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trước đây, mọi người thường lựa chọn nhổ bỏ khi răng xuất hiện những bệnh lý về tủy. Tuy nhiên, cách này sẽ để lại một khoảng trống gây phiền toái đến cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, tủy bị viêm thường gây ra những cơn đau nhức khó chịu đến mức thuốc giảm đau cũng không có tác dụng nhiều. Vì vậy, đến gặp nha sĩ để được chữa trị tủy răng là một việc làm rất cần thiết.
Khi nào cần phải điều trị, chữa tủy răng?
Có nhiều dấu hiệu cho thấy bạn cần phải điều trị tủy răng, rõ nhất là các cơn đau răng. Chúng có thể xuất hiện khi răng bị kích thích lạnh, nóng hoặc trong cả những lúc bình thường.
Bạn cũng có thể thấy vùng lợi có răng tổn thương bị sưng, nổi nốt cứng như cục mụn; mặc dù không thấy đau nhưng khi ấn vào lại có mủ vàng hoặc dịch chảy ra. Khi ấy, tủy răng đã bị chết dẫn đến nhiễm trùng chóp răng do không được chữa trị kịp thời.
Vì vậy, nên chữa trị sớm khi phát hiện răng bị sâu nặng, bị nứt gãy gây tổn thương tủy. Ngoài ra, các trường hợp cần phải điều trị tủy là răng bị mài nhiều, bị vỡ, tủy bị hở… Những răng bị nhiễm trùng cuống răng, tạo mủ ở lợi và các vùng xung quanh, gây sưng lợi, mặt. Bên cạnh đó, khi làm răng thẩm mỹ, răng giả, nha sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn phải chữa tủy.
Xem thêm: GIẢI ĐÁP VỀ CHI PHÍ LẤY TỦY RĂNG BAO NHIÊU TIỀN MỚI NHẤT 2022
Quy trình chữa tủy răng diễn ra như thế nào?
Để tránh trường hợp bị hoại tử, cần phải điều trị loại bỏ hoàn toàn tủy răng kịp thời. Đảm bảo viêm nhiễm không tái phát, quy trình điều trị tủy răng được diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Thăm khám, chụp phim, kiểm tra tình trạng của tủy răng
Đầu tiên, bác sĩ để chụp phim X-quang toàn bộ răng để nắm bắt được cấu trúc chi tiết. Xác định vị trí và đánh giá tổng quát mức độ viêm tủy răng, sau đó đưa ra phương án chữa trị phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, gây tê trước khi thực hiện
Để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn, cần phải vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Người bệnh sẽ được súc miệng kháng khuẩn, diệt khuẩn, loại bỏ cao răng… sau đó gây tê tại chỗ. Do tủy răng nằm sâu trong hốc tủy nên dù gây tê thì kỹ thuật này vẫn sẽ hơi đau. Lưu ý, quá trình vệ sinh và gây tê răng phải được thực hiện trong phòng vô trùng khép kín.
Bước 3: Đặt đế cao su, thực hiện chữa tủy răng, trám bít ống tủy
Khi chữa tủy răng, bác sĩ sẽ đặt đế cao su để đảm bảo môi trường khô ráo, sạch sẽ. Kỹ thuật diệt tủy răng được thực hiện bằng mũi khoan nha khoa chuyên dụng với một lực vừa đủ. Sau khi tạo đường thông từ răng vào ống tủy, bác sĩ sẽ mở tủy để xác định chiều dài.
Sau đó, sử dụng dụng cụ hút chuyên dụng để hút hết mô tủy bị viêm trong ống tủy. Khi loại bỏ hết mô tủy bị viêm, nha sĩ sẽ thực hiện làm sạch, tạo hình cho ống tủy. Cuối cùng là sử dụng nhựa đa khoa chuyên dụng trám bít lại răng, lỗ thông để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi chữa tủy răng
Sau khi điều trị tủy răng, người bệnh cần có chế độ chăm sóc phù hợp để nhanh phục hồi. Nên tránh ăn nhai, tránh làm bong tróc chất hàn trên răng, nên chải răng bằng lực nhẹ nhàng. Đồng thời, kết hợp với nước súc miệng theo đơn kê của bác sĩ để được kháng khuẩn tốt nhất.
Trong quá trình chữa tủy, nên tái khám định kỳ theo chỉ định của nha sĩ để được kiểm tra kịp thời. Khi chưa hết quá trình điều trị, nên ăn thức ăn mềm, tránh đồ cứng, dai tạo áp lực cho răng.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc nắm được nhiều thông tin hơn về chữa tủy răng. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đông Nam Á qua hotline 0911 222 798 hoặc liên hệ Nha Khoa Đông Nam Á để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nha khoa nhanh chóng!