Ba mẹ cần làm gì khi răng sữa của con bị sún
Răng sữa bị sún là một tình trạng phổ biến ở trẻ em mà hầu hết các bậc phụ huynh đều gặp phải. Tuy nhiên, có rất ít phụ huynh quan tâm đến tình trạng răng của con và đặc biệt khi răng sữa bị sún quá sớm.
Tình trạng này sẽ gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng khiến bé bị viêm tủy. Vậy ba mẹ cần làm gì khi răng sữa của con bị sún? Hãy cùng Sea Dental tìm hiểu cách xử lý khi răng sữa của con bị sún thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân răng sữa bị sún
Răng sữa bị sún là một bệnh lý răng miệng khiến toàn bộ cấu trúc răng bị phá hủy nặng nề gây mất răng, nghiêm trọng hơn dẫn đến nhiễm trùng. Khi bị sún răng sữa trẻ hoàn toàn không có cảm giác khó chịu đau nhức.
Tuy nhiên, vị trí sún thường có diện tích rất rộng và răng sữa sún sẽ có màu nâu đen và lây nhanh sang vị trí khác nếu không được kiểm soát kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa bị sún ở trẻ cụ thể như:
Độ tuổi sún răng
Sún răng là hiện tượng hay gặp ở trẻ có độ tuổi từ 1-3 tuổi và khi sún răng sẽ không có bất kỳ cảm giác khó chịu đau nhức. Thông thường, trẻ em bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên vào năm 5 – 6 tuổi và chiếc răng sữa cuối cùng vào năm 12 – 13 tuổi. Nếu bình thường mỗi chiếc răng sữa rụng đi thì có sẽ răng vĩnh viễn mọc lên thay thế tối đa trong vòng 6 – 12 tháng.
Tuy nhiên, nếu răng sữa bị sún sớm hơn so với các khoảng thời gian trên thì trẻ sẽ không có răng thay thế, ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống, tiêu hóa và phát âm của trẻ.
Biểu hiện
Khi răng sữa bị sún, bé sẽ không có cảm giác đau nhức và chỗ bị sún thường nông, không sâu như lỗ răng sâu. Tuy nhiên, răng bị sún có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đấy mềm ở những đợt tiến triển.
Sún răng sữa có mức độ lan truyền diện rộng nhanh chóng tới các răng khác nếu không được kiểm soát kịp thời. Sau một thời gian dài không được điều trị thì hàm răng của trẻ sẽ chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi, chân răng nằm sát lợi. Lâu dần gây ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt và giao tiếp của trẻ.
Nguyên nhân
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị dẫn đến tình trạng răng sữa bị sún cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống chứa nhiều tinh bột, nhiều đường nên dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh dẫn đến tình trạng bị sâu toàn hàm.
Thói quen vệ sinh răng miệng kém bởi vì trẻ còn nhỏ nên chưa ý thức được việc bảo vệ răng miệng. Do đó, dẫn đến tình trạng trẻ lười đánh răng, không được sự hướng dẫn và theo dõi sát của bố mẹ.
Các chất trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu canxi, flour khiến răng của bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, trở nên dễ tổn thương hơn khi bị vi khuẩn tấn công.
Trong quá trình thời gian thai kỳ, nếu mẹ sử dụng một số thuốc kháng sinh cũng khiến cho bé sinh ra có cấu trúc răng yếu hơn so với những đứa trẻ bình thường. Đồng thời, men răng của trẻ sẽ kém nên dễ bị vi khuẩn tấn công, răng phát triển không bình thường, men răng nhạy cảm hơn khi ăn uống đồ quá nóng/lạnh.
Trẻ mắc các bệnh như vàng da, suy dinh dưỡng, bệnh đường tiêu hóa khiến cho răng dễ dàng bị vi khuẩn tấn công hơn.
Cách xử lý khi răng sữa của con bị sún
Nếu trẻ bị sún răng sữa thì cha mẹ nên thực hiện một trong 4 cách xử lý dưới đây để kịp thời điều trị cho bé.
Vệ sinh răng cho con
Cha mẹ nên thiết lập thói quen vệ sinh răng cho con để hạn chế tình trạng răng sữa bị sún lan nhanh sang các răng khác. Mỗi ngày bé cần phải chải răng và súc miệng hai lần sáng/tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng thảo dược hoặc nước muối để loại bỏ cặn thức ăn thừa giúp ngừa sún răng và viêm họng. Đặc biệt, với những bé hay ăn vặt, ăn nhiều đồ ngọt thì cha mẹ nên cho bé tập chải răng ngay sau khi ăn để tránh sâu răng và sún răng.
Chế độ ăn hợp lý
Cha mẹ cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý để trẻ tuân thủ theo, đặc biệt không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến tình trạng sún răng. Do đó, để răng chắc khỏe hơn thì cha mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi và flour vào chế độ ăn cho bé như cá biển, sữa tươi, trứng, gan động vật. Lưu ý, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột, đồ uống có ga, bánh, kẹo, nước ngọt, nước lạnh.
Tái khoáng men răng
Bổ sung những thực phẩm giàu canxi để cung cấp lượng khoáng chất tốt cần thiết cho răng khỏe mạnh để kích thích nước bọt và tái khoáng men răng. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm trứng, phô mai, chế phẩm từ sữa, tàu hủ, đậu khuôn, các loại cây họ đậu, rau quả giàu chất xơ hoặc thịt gia cầm. Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng các loại kem đánh răng giúp phục hồi men răng suy yếu để tái tạo khoáng men răng mới.
Thăm khám nha sĩ
Cách xử lý hiệu quả nhất cho trẻ bị sún răng sữa đó là cha mẹ nên cho bé thăm khám nha sĩ. Sau khoảng 3-6 tháng, cha mẹ nên đưa bé đi khám nha khoa định kỳ để nha sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Với trường hợp sún răng sữa thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt tại bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác, đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, các bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra được các biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng trẻ mọc chen chúc hoặc mọc lệch sau này.
Như vậy, thông qua bài viết trên ba mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ gặp tình trạng răng sữa bị sún. Tuy nhiên, để điều trị chính xác ba mẹ nên đưa bé tới các phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng.
Tại Sea Dental, chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm có thể đưa ra được phương pháp điều trị cho tình trạng răng sữa bị sún.