Những người mới niềng răng nên và không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống dành cho người mới niềng răng như thế nào là thắc mắc không ít người quan tâm. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý niềng răng ăn được gì và nên kiêng chi tiết nhất.
1. Vì sao cần có chế độ ăn riêng biệt cho những người mới niềng răng?
Niềng răng là biện pháp chỉnh nha thẩm mỹ được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Để mang đến cho mình hàm răng đều, thẳng tắp, sở hữu nụ cười tươi tắn và rạng rỡ. Thực hiện niềng răng xong, các khí cụ niềng răng sẽ tiếp xúc với môi, má, lưỡi, nướu. Khiến người mang cảm thấy vướng víu, đau đớn và khó chịu. Khó khăn trong việc nhai nuốt hoặc nói chuyện.
Người niềng sẽ cảm thấy hàm và răng của mình yếu hơn nhiều. Do dây cung và mắc cài gắn ở răng để thực hiện việc co kéo, chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Do đó ngoài việc cần chú ý đến vệ sinh răng miệng. Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tìm hiểu niềng răng ăn được gì? Đây điều cần thiết để giúp bạn tránh đau đớn và không làm ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
1.1 Cần chú ý gì khi mới niềng răng?
Sau khi vừa mới niềng răng xong, một số việc bạn cần chú ý sẽ là:
- Thứ nhất, chăm sóc răng miệng đúng cách: Các mắc cài được gắn trên răng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng của bạn gặp khó khăn và trở ngại hơn so với thông thường. Lúc này, bạn cần chú ý đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, hoặc có thể nhiều hơn (3 lần/ngày). Nên đánh răng sau ăn khoảng 20 – 30 phút. Có thể sử dụng thêm máy tăm nước và chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dính giắt ở các kẽ răng. Nếu không chăm chỉ vệ sinh miệng, thức ăn bám mắc cài và răng. Lâu ngày tạo thành mảng bám gây sâu răng, hôi miệng, viêm nướu…
- Thứ hai, bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống điều độ và lành mạnh, nắm rõ thông tin niềng răng ăn được gì? Hãy tỉ mỉ và kỹ lưỡng trong khâu lựa chọn thực phẩm, thức uống cho bản thân. Các thực phẩm cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Bởi nếu giai đoạn này cơ thể thiếu chất. Vitamin sẽ khiến nướu dễ chảy máu và khó lành hơn so với trước khi niềng răng.
- Thứ ba, tuyệt đối không sử dụng miệng để cắn mở đồ vật như nắp chai. Vì sẽ dễ làm khí cụ chỉnh nha bị đứt hoặc hư hỏng…
- Thứ tư, trong trường hợp bạn làm rơi mắc cài khi niềng răng. Nên liên hệ đến bệnh viện, nha khoa mình thực hiện. Để được sắp xếp buổi hẹn với bác sĩ và gắn mắc cài cố định lại chắc chắn. Lưu ý là bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ dụng cụ hay hành động nào. Để tháo hoặc gắn mắc cài mà chưa có sự đồng ý hay chỉ định của bác sĩ nha khoa.
1.2 Niềng răng ăn được gì?
Ngày đầu niềng răng ăn gì? Niềng răng ăn được gì là thắc mắc những người mới thực hiện phương pháp thẩm mỹ này rất quan tâm. Thông thường thời gian đầu mới niềng răng, các hành động như xiết răng sẽ khiến vùng răng hàm của bạn đau căng tức khó chịu. Các thực phẩm nên ăn lúc này cần đảm bảo lỏng, ít vụn, mềm, đủ dinh dưỡng. Cụ thể, bạn có thể ăn các thực phẩm như:
- Sữa và thực phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, bánh sữa, bơ, phô mai mềm…
- Các thực phẩm từ trứng: trứng luộc, trứng ốp, trứng xào, bánh trứng… Trong trứng chứa hàm lượng lớn vitamin D rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
- Thức ăn mềm, lỏng như: bún, phở, cháo, súp… cũng là đáp án cho thắc mắc niềng răng ăn được gì bạn cần chú ý.
- Thịt được chế biến mềm, băm nhỏ như: thịt gà hầm, thịt lợn hầm, thịt băm viên…
- Thực phẩm mềm và xốp như bánh bông lan, đậu hũ, bột ngũ cốc, bánh mỳ, bánh ngọt xốp…
- Rau củ quả hấp, luộc mềm, khoai tây nghiền…
- Trái cây: chuối, lê, táo thái nhỏ khi ăn hoặc làm thành nước ép, sinh tố…
Xây dựng được chế độ ăn uống khoa học lành mạnh giúp hạn chế lực tác động mạnh vào hệ thống mắc cài, dây cung, chun. Giảm tình trạng bung mắc cài, tụt hoặc lệch mắc cài. Hạn chế đau đớn và tổn thương trong khoang miệng.
1.3 Những món nên hạn chế ăn khi niềng
Niềng răng không nên ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì người niềng răng cũng cần chú ý kiêng một số đồ ăn thức uống sau:
- Tránh ăn các thực phẩm dẻo, dai như bánh dày, bánh nếp, bánh mì vỏ dai, xôi chiên cứng, thịt dai, kẹo cao su, kẹo gôm…
- Hạn chế ăn thực phẩm giòn như khoai tây chiên, bỏng ngô, bim bim…
- Tránh xa thực phẩm khó nhai, cứng như đá viên, xương, kẹo cứng, sụn…
- Hạn chế ăn thực phẩm quá nóng như đồ nướng, lẩu, canh nóng hoặc quá lạnh như đá, kem…
- Các trái cây giòn cứng như ổi, xoài xanh, táo xanh…
Ngoài ra người niềng răng nên hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều đường hay tinh bột, cần giảm việc uống cà phê, trà hay rượu bia, thuốc lá.
2. Những câu hỏi thường gặp về ăn uống khi niềng răng
Niềng răng ăn được gì, không ăn được gì đã được chúng tôi trình bày cụ thể bên trên bài viết. Tuy nhiên xoay quanh vấn đề ăn uống cho người mới niềng răng vẫn còn rất nhiều thắc mắc được bạn đọc quan tâm. Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết như sau:
2.1 Niềng răng có uống được nước có ga?
Bạn nên hạn chế uống nước ngọt có ga khi niềng răng vì trong đồ uống này chứa nhiều axit và đường dễ khiến răng bị sâu, không tốt cho sức khỏe răng miệng.
2.2 Niềng răng ăn kem có sao không?
Trong những món cần kiêng khi niềng răng thì bao gồm cả kem. Tuy nhiên vào những ngày hè oi bức, không được ăn kem quả là cảm giác khiến bất cứ ai cũng thấy khó chịu và bứt rứt phải không nào. Nếu muốn ăn kem bạn vẫn có thể ăn một chút, nhưng cần lưu ý là nên chọn các loại kem hộp, kem ly sử dụng thìa để xúc ăn. Không ăn kem que cứng bởi như vậy sẽ khiến khí cụ chỉnh nha dễ bung, tuột hoặc đứt.
2.3 Niềng răng có nhất thiết phải ăn cháo?
Thực tế thì cháo là một trong những thực phẩm được xếp vào nên ăn sau khi mới niềng răng. Tuy nhiên trong trường hợp bạn không thích ăn cháo thì cũng có thể lựa chọn thực phẩm mềm, lỏng dễ ăn khác như bún, phở, súp. Không nhất thiết phải ăn cháo 100%.
Niềng răng ăn cháo bao lâu? Tùy vào mức độ đau nhức nặng nhẹ của răng mà thời gian ăn cháo của mỗi người sẽ không có con số cụ thể nhất định. Thông thường trung bình mọi người sẽ ăn cháo trong 1 – 3 ngày đầu mới niềng răng.
2.4 Làm thế nào để ăn được nhiều hơn, không gầy khi đang niềng răng?
Niềng răng ăn được gì? Niềng răng ăn gì cho mập là điều mà những người niềng răng rất quan tâm. Thực tế sau khi niềng răng, rất nhiều người gặp tình trạng má bị hóp lại, cơ thể sụt kí từ 3 – 8 kg. Muốn ăn được nhiều hơn và không bị gầy khi niềng răng thì bạn cần chú ý một số điều như sau:
- Sử dụng thực phẩm đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng như trứng, thịt, cá, sữa… Không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và năng lượng.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Hạn chế để cơ thể rơi vào tình trạng stress, mệt mỏi và căng thẳng.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc niềng răng ăn được gì và nên kiêng gì. Nhìn chung để có một hàm răng đẹp trong tương lai thì chúng ta cần phải tuân thủ các nguyên tắc ăn uống mà bác sĩ nha khoa chỉ định. Bởi nếu không quá trình niềng răng sẽ bị ảnh hưởng, chậm tiến độ và kết quả sẽ không được như bạn mong muốn.