HARD MEWING – KỸ THUẬT THAY ĐỔI KHUÔN MẶT HIỆU QUẢ HIỆN NAY
Mewing là kỹ thuật giúp gương mặt trở nên thon gọn được khá nhiều người tin tưởng lựa chọn. Để mewing đạt hiệu quả cao, người tập cần có sự kiên nhẫn, kiên trì luyện tập liên tục. Thời gian gần đây, nổi lên nhiều ý kiến cho rằng tập hard mewing sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả hơn. Vậy kỹ thuật này thực sự có tốt không, theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết hơn!
Kỹ thuật hard mewing là gì, có thực sự đạt hiệu quả tốt?
Mewing dựa vào cơ chế, cách đặt lưỡi để lấy lại sự thon gọn cho xương hàm, khuôn mặt. Hai phương pháp mewing phổ biến là Hard và Soft mewing, phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Soft mewing đơn giản hơn hard, chỉ cần đặt lưỡi đúng, phù hợp cho những người bắt đầu luyện tập. Còn mewing hard thì phải kết hợp thêm lực bằng cách nuốt nước bọt để ép lưỡi đúng vị trí.
Bởi vậy mà xuất hiện ý kiến cho rằng tập mewing hard sẽ nhanh đạt được kết quả hơn soft. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh cho nhận định ấy. Vậy nên, khi mới bắt đầu, nên kiên trì tập luyện mewing chuẩn mực để quen dần với tư thế. Hãy đảm bảo bạn đã tập luyện đúng cách, chuẩn xác để khi chuyển sang mewing hard sẽ không gặp phải sai sót.
Khi tập hard mewing chuẩn, bạn sẽ hít thở bằng đường mũi, không khí vào phổi được lọc sạch hơn. Nó giúp ta bỏ được những thói quen không tốt như đẩy lưỡi, hóp má, từ đó việc nắn chỉnh răng đạt hiệu quả hơn.
Cùng với đó, mewing hard cũng giúp người tập cải thiện được đường nét trên khuôn mặt. Chúng dần trở nên sắc nét, sống mũi cao hơn, xương hàm được đưa ra trước, mở rộng hơn. Đặc biệt, nhờ đó mà nguy cơ mắc phải bệnh viêm xoang, viêm mũi được hạn chế đáng kể.
Xem thêm bài viết liên quan: PHƯƠNG PHÁP MEWING LÀ GÌ? LỢI ÍCH VÀ RỦI RO
Hướng dẫn cách thực hiện hard mewing đúng cách
Khi tập soft mewing, đầu tiên ta sẽ nuốt nước bọt, đặt đầu lưỡi lên phía trên – trước vòm miệng, sau răng cửa trên. Sau đó, nuốt nước bọt để tạo áp lực âm, hút phần thân lưỡi áp sát lên vòm miệng. Với mewing cứng, chúng ta cũng đặt lưỡi lên trên vòm miệng nhưng phải dùng lực mạnh hơn.
Không giống với soft mewing, mewing hard không tạo ra áp lực âm sinh lý; bởi vậy mà nhiều người cho rằng hard sẽ nhanh đạt được kết quả hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định vô căn cứ, thực tế chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cho điều này. Một lưu ý nhỏ khi tập mewing hard, bạn sẽ chỉ thấy phần cơ mặt – cằm – xương hàm hơi căng. Nếu cảm thấy đau ở vị trí này, tức là bạn đang luyện tập sai cách, cần chỉnh lại ngay.
Những lỗi sai phổ biến khi tập hard mewing
Nếu không tìm hiểu kỹ, chúng ta rất dễ mắc phải những lỗi sai cơ bản khi tập hard mewing. Đầu tiên là việc thở bằng miệng, đây là điều cấm kỵ trong mewing, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nó sẽ khiến gương mặt dễ biến dạng như bị dài ra, hẹp lại, môi trên bị kéo lên cao; xương hàm mặt thay đổi khiến các răng cửa không chạm nhau, hàm dưới ở tư thế mở. Bởi vậy, khi tập mewing cứng, hãy lưu ý luôn thở bằng mũi để tránh những tác hại của nó.
Lỗi phổ biến thứ hai là người tập sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm răng; làm cản trở sự di chuyển của xương hàm. Chỉ nên dùng lực của lưỡi tác động lên vòm miệng, không nghiến chặt răng để định hình khuôn mặt.
Lỗi thứ ba là đặt sai tư thế lưỡi, người tập không đặt toàn bộ thân lưỡi lên vòm miệng. Hoặc chỉ sử dụng phần đầu lưỡi mà quên mất phần cuống lưỡi, khiến xương hàm không thể phát triển. Thực tế, phần cơ ở cuống lưỡi rất khỏe, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện.
Thiếu kiên nhẫn khi tập mewing hard chính là lỗi khiến nhiều người không đạt được kết quả. Chìa khóa để thành công là phải kiên trì luyện tập, kết quả không thể đạt được chỉ sau 1 – 2 ngày.
Tập hard mewing sai cách gây ra nhiều nguy hiểm
Tập hard mewing sai cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới người tập. Nó gây biến dạng khuôn mặt, cung hàm và vùng cằm bị mất cân đối, hàm dưới bị tụt xuống. Đồng thời, xương hàm bị đau cũng là dấu hiệu cho thấy tập mewing cứng sai cách. Hoặc gây đau cơ cổ, phần dưới cằm yếu hơn lúc trước; khiến các khuyết điểm trên gương mặt trở nên nghiêm trọng hơn.
Lưu ý quan trọng để tập hard mewing lành mạnh, hiệu quả cao
Chúng ta không nên quá lạm dụng mewing cứng bằng cách tập luyện nó với cường độ cao. Như đã nói, mewing đánh giá cao sự kiên trì và làm đúng kỹ thuật ngay từ lúc đầu. Chỉ nên tập mewing hard khi đã hiểu rõ kỹ thuật, đặt lưỡi đúng vị trí; và chỉ nên tập 30 phút mỗi ngày, xây dựng lịch trình tập phù hợp.
Không nên tập mewing hard trong giai đoạn đang làm quen với mewing, khoảng 3 – 6 tháng đầu. Ban đầu, hãy chăm chỉ luyện tập soft mewing, khi đã quen thì có thể kết hợp thêm mewing hard. Và hãy luôn luôn nhớ rằng, không được nóng vội, phải thật kiên trì và thực hiện đúng kỹ thuật!
Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Đông Nam Á về hard mewing, kỹ thuật thay đổi gương mặt hiệu quả. Để tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích về mewing, truy cập website Nhakhoadongnama.vn – hotline 0911 222 798!