QUY TRÌNH KỸ THUẬT CẤY GHÉP IMPLANT MÀ BẠN CẦN BIẾT

Chia sẻ trên :
03-12-2022 Thùy Lương

Tình trạng mất răng vĩnh viễn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Đặc biệt là mất răng ở vị trí răng cửa sẽ khiến họ cảm thấy mất tự tin, không dám giao tiếp và dẫn đến tình trạng tiêu xương. Một trong những biện pháp có thể giúp khắc phục tình trạng này đó là cấy ghép Implant. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề của bác sĩ. 

Quy trình cấy ghép implant có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng trụ được cấy ghép, loại xương được chọn. Nha Khoa Đông Nam Á sẽ cung cấp thông tin cho bạn về quy trình kỹ thuật cấy ghép implant thông qua bài viết dưới đây. 

Kỹ thuật cấy ghép trụ implant là gì?

Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng cố định bằng trụ Implant. Phương pháp này được sử dụng để khắc phục tình trạng mất một răng hoặc thậm chí nhiều răng. Ngoài ra, đây còn được đánh giá là cách ngăn chặn tình trạng tiêu xương sau khi mất răng. 

Nguyên tắc cấy ghép của kỹ thuật là bác sĩ sẽ sử dụng trụ implant sẽ được cắm ghép vào xương hàm. Trụ implant sẽ tự tích hợp vào xương để cứng chắc hơn và trở thành một phần của xương hàm. Sau khoảng 3- 6 tháng, trụ Implant sẽ trở nên chắc chắn hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra và gắn răng sứ thông qua khớp nối để có được một chiếc răng hoàn chỉnh. 

Bài viết tham khảo: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC TRỒNG IMPLANT CÓ ĐAU KHÔNG, MẤT BAO LÂU?

Những lợi ích khi cấy ghép implant mà bạn nên biết

quy trình cấy ghép implant

Có nhiều người vẫn đang băn khoăn liệu có nên trồng răng implant hay không. Dưới đây là một số ưu điểm của trồng răng implant so với một số phương pháp khác mà bạn có thể tham khảo: 

  • Phù hợp để điều trị cho nhiều trường hợp mất 1 răng, nhiều răng hoặc nguyên hàm răng.
  • Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng độc lập, nhưng chỉ tác động lên vùng mất răng và không ảnh hưởng đến vùng răng kế cận. Chính vì vậy, bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ mất thêm răng. 
  • Cấy ghép Implant giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương giảm, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến gương mặt nhanh già. 
  • Tuổi thọ của răng implant khá cao, hơn 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt sau khi cấy ghép. 
  • Trụ implant được làm từ chất liệu Titanium tinh khiết. Chính vì vậy, phương pháp này cực kỳ an toàn, lành tính và tương thích với cơ thể con người. 

Các bước thực hiện kỹ thuật cấy ghép implant 

Có hai giai đoạn thực hiện kỹ thuật cấy ghép implant đó là giai đoạn cấy implant và phục hình implant. 

Giai đoạn cấy ghép implant 

  • Bước 1: Các bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát và chụp phim CT để kiểm tra mật độ xương trong hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thu được để thảo luận và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Bước 2: Khi tiến hành cấy trụ, bác sĩ sẽ vệ sinh sát khuẩn răng miệng rồi tiến hành gây tê. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hạn chế đau nhức. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ implant trực tiếp trong xương răng hàm. Sau đó, lắp tạm răng sứ trong thời gian chờ trụ implant ổn định và tích hợp với xương tốt hơn. 

Lưu ý đối với một số trường hợp bị tiêu xương quá nhiều, mật độ xương không đủ để nâng đỡ trụ implant. Bệnh nhân bắt buộc phải làm thêm giai đoạn ghép xương trước khi cấy trụ implant. Ngoài ra, trước khi tiến hành cấy ghép, bạn cần chuẩn bị sức khỏe tâm lý thật tốt và thoải mái nhất. 

Giai đoạn phục hình implant 

Sau khoảng thời gian trong vòng 4 – 16 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra xương và trụ implant đã tích hợp chưa. Sau đó, Bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ lên trụ để hoàn tất quá trình cấy ghép. Bước này sẽ được diễn ra nhanh chóng và sẽ không làm bạn cảm thấy ê buốt hoặc đau đớn. 

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật cấy ghép implant

thân răng implant

Dưới đây là một vài lưu ý khi thực hiện kỹ thuật cấy ghép implant mà bạn nên biết: 

  • Sau khi cấy ghép implant, bạn cần phải cắn gạc để cầm máu trong khoảng 30-60 phút. Nếu muốn giảm đau, bạn có thể chườm đá theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
  • Bạn nên cẩn thận trong quá trình đánh răng, tránh tiếp xúc với vị trí phẫu thuật. Ngoài ra, bạn nên súc miệng bằng dung dịch khử trùng.
  • Sau 2 – 3 ngày phẫu thuật, bạn nên ăn đồ ăn lỏng và sử dụng gối cao hơn bình thường. 
  • Nên kiêng vận động trong khoảng 24 – 48h đầu. Những hoạt động thể lực va chạm sẽ có nguy cơ làm chấn thương vùng cấy răng sẽ khiến cho implant bị lung lay khỏi vùng cấy ghép. 

Đối tượng nào không nên thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant?

Dưới đây là một vài trường hợp bạn không nên thực hiện phương pháp trồng răng implant: 

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên cấy ghép trụ implant.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường và đái tháo đường không kiểm soát. 
  • Người có hiện tượng viêm nhiễm ở vị trí định đặt implant. 
  • Người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, huyết áp cao/thấp. 
  • Người nghiện bia rượu hoặc hút thuốc lá nặng.
  • Người đã tiến hành xạ trị vị trí xương hàm do ung thư. 

Nha khoa Đông Nam Á đã giới thiệu đến bạn đọc quy trình kỹ thuật cấy ghép implant. Bên cạnh đó, bạn cũng biết được những lý do và lưu ý trước và sau khi thực hiện phương pháp trồng răng implant. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kiếm các phương pháp làm đẹp hàm răng của mình.

Bài viết liên quan

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

Niềng Răng Mắc Cài – Phương Pháp Phổ Biến Nhất ở Hà Nội

Khi nói đến việc cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng, niềng răng mắc cài đã trở thành một lựa chọn hàng đầu ở Hà Nội. Với sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật nha khoa, phương pháp này không chỉ đem lại hiệu quả thẩm mỹ […]