NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ GIẢI PHẪU ỐNG TỦY RĂNG SỮA

Chia sẻ trên :
04-02-2023 Thùy Lương

Giải phẫu ống tủy răng sữa là phương pháp điều trị tủy răng khi sâu răng làm ảnh hưởng tới tủy răng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo sợ rằng phương pháp điều trị này ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, phân vân không biết có nên thực hiện với trẻ không. 

Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ tìm được lời giải đáp chính xác nhất về kỹ thuật điều trị trên.

Tại sao răng sữa có dễ bị hỏng tủy?

Nhổ răng sữa

Răng sữa cũng giống như răng vĩnh viễn cấu tạo gồm 3 phần là men răng, ngà răng và tủy răng. Tủy răng là tổ chức liên kết chứa các mạch máu và dây thần kinh. Do đặc điểm cấu trúc răng sữa có lớp men mỏng hơn răng vĩnh viễn nên dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn nên có khoảng cách giữa các kẽ răng. Khi đó, thức ăn dễ bị dắt trong miệng. Việc tích tụ thức ăn lâu ngày, không vệ sinh kỹ khiến răng dễ bị sâu và ảnh hưởng tới tủy.

Một nguyên nhân nữa khiến răng sữa dễ bị hỏng tủy là  do men và ngà răng mỏng, buồng tủy rộng. Khi mà tủy răng bị tổn thương, giải phẫu ống tủy răng sữa là điều cần thiết để bảo vệ chân răng. 

Có nên thực hiện giải phẫu ống tủy răng sữa không?

Trước đây với những trường hợp răng sữa bị sâu vỡ lớn và nghiêm trọng thì nha sĩ thường chỉ định nhổ răng. Khi đó, vật liệu nha khoa chưa phát triển, điều trị tủy răng phải dùng nhiều loại thuốc độc hại, không tốt cho trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn khó mọc do vùng lợi bị xơ hóa sớm, xương phủ cứng lên mầm răng vĩnh viễn. Ngoài ra, tình trạng trống khoảng do răng bị nhổ sẽ khiến trẻ khó ăn nhai dẫn tới biếng ăn.

Ngày nay, với sự phát triển của các vật liệu sinh học, giải phẫu ống tủy răng sữa cho trẻ đã trở nên dễ dàng. Điều trị tủy kịp thời giúp giữ chiếc răng sữa khỏe mạnh, duy trì khả năng ăn nhai, có lợi hơn rất nhiều so với chỉ định nhổ răng ngày trước. Với sự phát triển của nha khoa hiện tại, các bác sĩ khẳng định điều trị tủy răng sữa an toàn và nhiều lợi ích cho trẻ hơn việc nhổ răng.

Quy trình giải phẫu ống tủy răng sữa

bít trám ống tủy

Quy trình giải phẫu ống tủy răng sữa gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang. Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng rồi chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương. Từ đó, bác sĩ với phụ huynh về phác độ điều trị cụ thể.

Bước 2: Gây tê. Để trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái trong suốt quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê trước khi tiến hành điều trị.

Bước 3: Đặt đê cao su. Đặt đê cao su ôm sát vào răng nhằm ngăn chặn các thuốc điều trị và dụng cụ rơi vào đường thở, đường tiêu hóa, khoang miệng đồng thời giúp cho vùng điều trị luôn khô sạch.

Bước 4: Tiến hành điều trị tủy răng cho trẻ. Bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan chuyên dụng mở một đường trên bề mặt răng vào buồng tủy vừa đủ để dễ dàng thao tác. Sau đó, tiến hành điều trị tủy và tạo hình ống tủy bằng dụng cụ cầm tay. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ bơm rửa sạch ống tủy bằng các dung dịch NaOCl, EDTA, CDX. 

Bước 5: Trám bít ống tủy. Trám bít ống tủy là bước quan trọng nhất. Bởi vật liệu trám bít đòi hỏi phải có độ rã hóa cùng với độ tiêu trùng khớp với răng sữa. Thêm vào đó, phải có độ kín khít và ổn định để bít chặt ống tủy. Vật liệu thường được sử dụng để bít ống tủy là kẽm oxit.

Cách chăm sóc răng miệng sau giải phẫu ống tủy răng sữa

Nhổ bỏ răng sữa sớm

Do trẻ nhỏ chưa thể chủ động chăm sóc răng miệng nên sau khi giải phẫu ống tủy răng sữa, bố mẹ cần giám sát và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng đúng cách. Một số cách chăm sóc răng miệng đúng cách mà bố mẹ cần chú ý là

  • Sau khi điều trị tủy, không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không được ăn, uống ngay sau khi điều trị tủy
  • Đánh răng sạch sẽ 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước sạch sau mỗi bữa ăn
  • Dùng chỉ tơ nha khoa hoặc tăm nước để lấy thức ăn mắc ở các kẽ răng
  • Không ăn trước khi ngủ
  • Hạn chế sử dụng đồ ngọt và nước uống có gas cho trẻ nhỏ
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ nhỏ

Tìm hiểu thêm: TẠI SAO BẠN CẦN PHẢI ĐI NHA KHOA ĐỂ KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ ?

Mặc dù, điều trị tủy cho trẻ đã được cải tiến hơn rất nhiều so với ngày trước nhưng điều trị tủy sớm không tốt cho trẻ nhỏ. Bởi vậy, để tránh phải thực hiện phương pháp này, bố mẹ cần chú ý tới việc chăm sóc răng của trẻ nhỏ và đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện sâu răng nhé.

Trên đây là những thông tin chi tiết về giải phẫu ống tủy răng sữa. Hy vọng những thông tin đã giúp bố mẹ an tâm hơn khi cho trẻ tiến hành điều trị tủy răng sữa.

Bài viết liên quan

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign Invisalign – Thương hiệu nổi tiếng trong ngành chỉnh nha toàn cầu, vừa giới thiệu dòng sản phẩm mới Essentials by Invisalign. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai đang muốn niềng răng trong suốt và tình trạng răng […]

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

messMessenger zaloChat Zalo callGọi ngay