CẤY GHÉP IMPLANT KHÔNG PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Cấy ghép Implant là gì luôn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân lần đầu tiên tiếp cận và muốn thực hiện phục hình răng cho những chiếc răng đã bị mất.
Trồng răng implant là một trong những phương pháp phục hình răng khá phổ biến ở các nước phát triển và ngày càng được sử dụng nhiều hơn ở Việt Nam trong những năm gần đây. Các bác sĩ khuyến cáo, nên Cấy ghép Implant ngay sau khi mất răng không chỉ bảo tồn được phần xương còn lại, giảm thiểu tình trạng tiêu xương sau nhổ răng, tiết kiệm chi phí, đảm bảo ăn nhai và sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cấy ghép implant được. Vậy các đối tượng không thể cấy ghép implant là ai và tại sao lại như vậy? Hãy cùng Nha khoa Đông Nam Á tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Trẻ em dưới 18 tuổi
Xương hàm chưa phát triển đầy đủ và tương lai sẽ còn thay đổi nên không được cấy implant. Trường hợp trẻ em mất răng vĩnh viễn, bác sĩ sẽ kiểm tra xương và tình trạng răng thực tế để có chỉ định thời gian cấy ghép implant phù hợp.
2. Phụ nữ có thai
Cấy implant cần tiêm thuốc tê và sau quá trình phục hình cần sức đề kháng tốt nếu không có thể bị nhiễm trùng nếu chăm sóc không cẩn thận. Vì vậy chống chỉ định cấy ghép implant đổi với phụ nữ có thai.
3. Người mắc bệnh mãn tính
Một số bệnh nhân mắc bệnh tim, tiểu đường hay huyết áp… gây trở ngại cho việc lành thương sau khi giải phẫu thì cần có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị thì mới được cấy implant.Thông thường, tiểu đường và huyết áp nếu kiểm soát tốt và duy trì chỉ số ổn định, bác sĩ sẽ vẫn tiến hành cấy ghép implant. Tuy nhiên bác sĩ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để có chỉ định chính xác đối với từng trường hợp
4. Người nghiện thuốc lá
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người nghiện thuốc lá khi cấy implant thời gian lành thương sẽ lâu hơn người bình thường. Vì thế, nếu muốn cấy implant, bạn nên kiêng thuốc lá khoảng 2 tuần trước khi cấy implant và sau cấy implant khoảng 4 tuần để việc phục hình diễn ra thuận lợi.
5. Mật độ xương không đủ
Điều kiện để trụ implant tồn tại chắc chắn và vĩnh viễn trên cung hàm là mật độ xương hàm cần đáp ứng đủ. Xương ổ răng rất quan trọng trong việc giữ chắc chân răng, tương tự, nó đóng vai trò bệ đỡ vững chắc cho trụ implant và cả phục hình răng giả bên trên thay thế răng mất. Nếu xương ổ răng suy yếu, không đủ sức nâng đỡ, thât bại của cấy ghép implant là không tránh khỏi. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này bạn cần ghép xương trước sau đó mới cấy implant được.
6. Người đang có sức khoẻ kém
Để quá trình cấy ghép Implant được đạt hiệu quả tối ưu thì người bệnh phải có tình trạng sức khỏe tốt. Do đó, trước khi cấy ghép Implant cần phải có công tác thăm khám sức khỏe tổng quát để đánh giá mức độ sức khỏe cũng như phát hiện một số trường hợp cá biệt, từ đó lên kế hoạch cấy ghép phù hợp. Đối với người sức khỏe quá yếu, không đủ yêu cầu để cấy ghép Implant thì cần phải tăng cường sức khỏe và thể trạng phù hợp rồi mới tiến hành cấy ghép.
Cấy ghép implant tuy là một kỹ thuật phổ biến, song nó đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức chuyên môn sâu, am hiểu về giải phẫu học và cảm quan thẩm mỹ tinh tế, khéo léo để có thể lên kế hoạch và thực hiện cấy ghép thành công. Nha khoa Đông Nam Á đã thực hiện cấy ghép răng implant cho hàng trăm trường hợp bệnh nhân mất răng, đặc biệt là các bệnh nhân mất răng toàn hàm. Việc cấy ghép răng implant được thực hiện theo quy trình chuẩn quốc tế, rút ngắn thời gian thực hiện tối đa, đáp ứng được mong muốn và sự hài lòng của bệnh nhân trong cũng như ngoài nước.