Dấu hiệu mọc răng ở trẻ ba mẹ cần lưu ý
Mọc răng là hiện tượng bình thường xảy ra mà bất cứ đứa bé nào cũng sẽ phải trải qua. Tuy nhiên, khi mọc răng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu dẫn đến tình trạng sốt, quấy khóc và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, ba mẹ cần để ý các dấu hiệu mọc răng ở trẻ để có những biện pháp chăm sóc kịp thời hỗ trợ bé cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian này.
Thông qua bài viết dưới đây, Sea Dental sẽ giới thiệu đến bạn những dấu hiệu mọc răng ở trẻ ba mẹ cần lưu ý nhé!
Độ tuổi trẻ bắt đầu mọc răng
Thời điểm thông thường trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên đó là 6 tháng tuổi. Quá trình mọc răng sẽ được kết thúc khi trẻ được 30 tháng tuổi. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ mọc sớm hơn khi mới 3-4 tháng tuổi hoặc muộn hơn 6 tháng tuổi. Đối với những trường hợp này cha mẹ thường lo lắng và có tâm lý tìm hiểu nguyên nhân tại sao con mình có độ tuổi mọc răng khác so với thông thường.
Tuy nhiên, ba mẹ cũng không cần cảm thấy quá lo lắng về vấn đề. Thời gian mọc răng sẽ chênh lệch không quá 1 năm bởi vì do cấu trúc răng hoặc di truyền dẫn đến việc bé mọc răng chậm. Độ tuổi mọc răng thông thường của trẻ được thống kê cụ thể như sau:
Đối với hàm trên, răng cửa giữa có thời điểm mọc răng từ 8 -12 tháng.
Đối với hàm trên, răng cửa bên có thời điểm mọc răng từ 9 -13 tháng.
Đối với hàm trên, răng nanh có thời điểm mọc răng từ 16 – 22 tháng.
Đối với hàm trên, răng hàm sơ cấp có thời điểm mọc răng từ 13 -19 tháng.
Đối với hàm trên, răng hàm thứ cấp có thời điểm mọc răng từ 25 -33 tháng.
Đối với hàm dưới, răng cửa giữa có thời điểm mọc răng từ 6 – 10 tháng.
Đối với hàm dưới, răng cửa bên có thời điểm mọc răng từ 10 -16 tháng.
Đối với hàm dưới, răng nanh có thời điểm mọc răng từ 17 -23 tháng.
Đối với hàm dưới, răng hàm sơ cấp có thời điểm mọc răng từ 14 -18 tháng.
Đối với hàm dưới, răng hàm thứ cấp có thời điểm mọc răng từ 23 – 31 tháng.
Các dấu hiệu và triệu chứng khi mọc răng ở trẻ
Mọc răng được coi là một cột mốc quan trọng đối với bé và những người mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình mọc răng trẻ sẽ luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc hoặc khó ăn hơn bình thường.
Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng khi mọc răng ở trẻ mà mẹ nên biết để có thể kịp thời giúp bé cảm thấy thoải mái hơn trong khoảng thời gian này:
Khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn
Trong quá trình mọc răng, bé sẽ cảm thấy đau nhức lợi và hơi khó chịu, bứt rứt. Do đó vào buổi tối bé sẽ cảm thấy khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn và quấy khóc nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của bé và cha mẹ.
Tuy nhiên, bé mất ngủ nhiều ngày khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi với bé nhiều hơn để vơi đi cảm giác đau nhức, khó chịu.
Chảy nước dãi
Trong thời gian mọc răng, các bé cũng hay chảy nước dãi nhiều hơn bởi vì em bé còn khá nhỏ nên khả năng nuốt, kiểm soát nước bọt chưa tốt. Ngoài ra, trong giai đoạn này răng mọc ở dây thần kinh số 5 của bé bị kích thích nhiều hơn khiến cho em bé chảy dãi nhiều hơn bình thường.
Nướu sưng, nhạy cảm
Trong giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ sẽ sưng tấy và nhạy cảm hơn nên dẫn đến tình trạng bé cảm thấy khó chịu. Nướu sưng khiến cho trẻ ngày càng trở nên biếng ăn và quấy khóc nhiều hơn. Do đó, cha mẹ nên cho bé sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu để chế tình trạng nướu sưng và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Chồi răng xuất hiện
Vào khoảng thời gian này, các chồi răng của bé bắt đầu xuất hiện dẫn đến tình trạng bé thích gặm nhấm các đồ vật xung quanh mình. Do đó, cha mẹ nên thường xuyên lau chùi những đồ vật xung quanh để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Ngoài ra, cha mẹ nên chuẩn bị một số đồ vật được làm từ chất liệu an toàn, có thể cắn ngậm thoải mái và khử trùng sạch và một số loại rau củ cứng cho bé như cà rốt.
Nhai và ngậm đồ vật
Một trong những dấu hiệu thường thấy khi mọc răng đó là trẻ nhai, ngậm các đồ vật xung quanh. Bởi vì đây là thời điểm răng đang nhú lên khiến trẻ có cảm giác khó chịu và thích gặm các đồ vật trong tầm với của mình. Tuy nhiên, cha mẹ không cần lo lắng bởi vì đây là hiện tượng hết sức bình thường.
Biếng ăn
Khi mọc răng, trẻ sẽ cảm thấy lợi đau nhức, khó chịu và bứt rứt hơn dẫn đến tình trạng biếng ăn và bỏ bú. Đối với triệu chứng này, mẹ nên dỗ dành bé để con ăn sữa và uống nước nhiều hơn. Ngoài ra, khi bé ăn dặm mẹ có thể cho bé sử dụng đồ ăn có nhiệt độ vừa mát để xoa dịu và giảm đau nhức.
Có thể sẽ bị sốt
Quá trình mọc răng sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bé thay đổi dẫn đến tình trạng có thể bị sốt nhẹ. Do đó, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Nếu trẻ bị sốt thì ba mẹ hoàn toàn có thể thực hiện một số biện pháp như chườm ấm, cho trẻ bú nhiều, thay quần áo thoáng mát. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ được thực hiện khi trẻ bị sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt nhiệt độ cao hơn thì ba mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra chính xác tình trạng của bé.
Cách giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi mọc răng
Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ trong quá trình mọc răng mà ba mẹ nên biết để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi mọc răng cụ thể như sau:
Tạo hứng thú cho bé trong mỗi bữa ăn bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, không nên ép bé ăn. Ngoài ra, mẹ nên chế biến đồ ăn nhừ hoặc nấu cháo nhưng cần trang trí bắt mắt để kích thích trẻ ăn hơn.
Mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày của bé cùng với một số loại thực phẩm chứa vitamin như nước ép hoa quả để tăng cường sức đề kháng và giảm đau.
Nếu bé bị sốt nhẹ thì mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc bé ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu trên 6 tháng tuổi bé bị sốt thì mẹ hoàn toàn có thể sử dụng thuốc paracetamol. Trong trường hợp trẻ sốt lâu ngày không thuyên giảm hoặc sốt cao thì nên đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Nếu trẻ dưới 6 tháng đang mọc răng thì mẹ hoàn toàn có thể tăng cữ bú cho bé. Trong trường hợp bé trên 6 tháng tuổi đang bú ngoài thì mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn.
Khi bé mọc răng, mẹ nên giữ gìn sức khỏe răng miệng trẻ bằng cách sử dụng khăn sạch lau thường xuyên, đeo yếm khi trẻ chảy nước dãi nhiều.
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng gel mọc răng khi trẻ chậm mọc răng. Bởi vì những loại này có chứa benzocaine hoàn toàn không tốt cho bé. Nếu trẻ chậm mọc răng thì ba mẹ nên dẫn bé đi đến bác sĩ nha khoa để thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn những dấu hiệu mọc răng ở trẻ mà ba mẹ cần lưu ý. Trong thời kỳ mọc răng, bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều nên ba mẹ cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.