Bạn đang có 1 chiếc răng cửa bị sâu không thể ăn nóng hay uống lạnh được vì bị đau buốt, ê nhức dai dẳng? Bác sĩ khuyến cáo bạn nên lấy tủy, nhưng bạn sợ đau và chưa dám điều trị ? Bạn băn khoăn không biết quy trình chữa tủy răng cửa diễn ra như thế nào, có đau không? Sau chữa tủy có cần nghỉ ngơi, chăm sóc gì đặc biệt?
Cùng tìm hiểu ngay mọi thông tin về thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây của Nha Khoa Đông Nam Á nhé!
Chữa tuỷ răng cửa là gì?
Chữa tuỷ răng cửa là phương pháp loại bỏ phần tuỷ bị hư hỏng và tiến hành trám lại răng. Kỹ thuật này giúp phục hình chức năng ăn nhai cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ toàn diện cho răng.
Đồng thời, chữa tuỷ cũng là giải pháp tối ưu trong việc bảo toàn các mô răng khỏe mạnh, hạn chế tình trạng phải nhổ bỏ hay các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
Vì sao phải chữa tủy răng cửa?
Ngoài ra, bạn cũng không nên trì hoãn việc điều trị tủy răng bởi vì các nguyên nhân sau đây:
- Không điều trị sẽ làm giảm khả năng ăn nhai: Bởi răng viêm tủy suy yếu, không thể đảm nhiệm chức năng nghiền nát thức ăn như bình thường.
- Hệ quả của viêm tuỷ là các bệnh lý nguy hiểm: Các vi khuẩn có thể từ tuỷ răng mà lan tỏa ra ngoài. Từ đó, chúng làm tổn thương những mô cứng trên răng, quanh chân răng, gây hiện tượng viêm lợi, viêm nha chu, viêm xương hàm,…
- Tuỷ răng không được chữa khi bị hỏng cũng gây nên hôi miệng: Chất thải từ vi khuẩn bên trong tuỷ răng sâu sẽ khiến khoang miệng của bạn có mùi hôi.
- Răng bị ố màu, ngả vàng: Răng tổn thương ở mức độ nghiêm trọng, chết tủy sẽ dẫn đến hiện tượng ngả màu, ố vàng làm mất thẩm mỹ.
- Gây hệ luỵ là các bệnh về tai mũi họng, dạ dày. Vi khuẩn phát triển quá mức trong khoang miệng và vòm họng sẽ gây viêm nhiễm lên các tổ chức khác. Chẳng hạn như niêm mạc vòm họng và Amidan, rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày,…
Chính vì vậy, chữa tuỷ răng cửa càng sớm càng tốt giúp bạn bảo vệ sức khoẻ không chỉ răng miệng của bạn. Mà chúng còn giúp bạn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra từ viêm tủy răng.
Tìm hiểu thêm: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỮA TỦY RĂNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
Chữa tuỷ răng cửa liệu có đau không?
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hàn trám tiên tiến hiện nay, chữa tuỷ răng sẽ không gây đau đớn nhiều. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ cũng đã tiến hành gây tê cục bộ trước. Cho nên, khi mở buồng tủy và nạo tuỷ, mô răng sẽ không có cảm giác, bạn vô cùng thoải mái, dễ chịu.
Sau khi điều trị xong, bạn sẽ cảm thấy có một chút ê buốt do mô mềm và hệ thống dây thần kinh đang thích ứng với ống tủy mới. Cho nên, chúng hết sức bình thường, cảm giác này sẽ hết dần một vài ngày tới, bạn yên tâm.
Nếu phát hiện đau nhức, ê buốt kéo dài không thuyên giảm, bạn nên đến ngay nha khoa để bác sĩ xử lý kịp thời.
Chữa tủy răng cửa được thực hiện như thế nào?
Chữa tuỷ răng cửa được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ thăm khám và tư vấn, chỉ định bạn lấy tủy răng.
- Sau đó, họ thực hiện làm sạch hoàn toàn răng trước khi điều trị. Điều này nhằm mục đích để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào các tổ chức ngà răng khỏe mạnh khác.
- Bác sĩ tiếp tục gây tê cục bộ, mở một đường thông từ bên ngoài vào trong ống tủy răng bị sâu. Lúc này, họ hút bỏ toàn bộ phần mô tuỷ bị viêm nhiễm. Thậm chí là các mô răng bị bệnh.
- Cuối cùng, bác sĩ sẽ tạo hình miếng trám và gắn vào trong buồng tủy, hố răng. Sau đó, họ hàn kín lại để cố định rồi đánh bóng miếng trám để tránh gồ ghề, thuận tiện cho ăn uống.
Sau chữa tủy răng cửa cần chăm sóc như thế nào mới đúng?
Sau chữa tủy răng cửa về nhà, bạn cần thực hiện chăm sóc đúng cách để nhanh phục hồi hơn. Bởi đây là khu vực rất nhạy cảm, có thể bị bong tróc nếu không được chú ý cẩn thận. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc miệng kỹ lưỡng bằng những dung dịch chuyên dụng.
- Luôn sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng cẩn thận để làm sạch triệt để hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh để nâng cao sức khỏe răng miệng.
- Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai trong thời gian đầu. Vì chúng có thể khiến miếng trám bị bong tróc, sứt mẻ, nứt vỡ không mong muốn.
- Ngoài ra, bạn cũng hạn chế lấy tăm chọc vào những vị trí hàn trám sau khi chữa tủy nhé!
- Đặc biệt, bạn nên lấy cao răng và khám răng đúng định kỳ để ngăn ngừa vi khuẩn có hại có cơ hội tích tụ gây bệnh.
Nhìn chung, chữa tuỷ răng cửa cũng không quá phức tạp, nhưng cần được thực hiện sớm mới cho hiệu quả cao. Chính vì vậy, bạn không nên trì hoãn để tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn các đơn vị nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng nhé!