Trụ Implant bị đào thải thì có cấy ghép lần 2 được không và cần lưu ý gì

Chia sẻ trên :
02-09-2023 Thùy Lương

Phương pháp cấy ghép Implant được sử dụng phổ biến trong công nghệ phục hình răng hiện đại. Vậy cấy ghép Implant có nguy hiểm không? Trụ Implant bị đào thải thì có cấy ghép lần 2 được không và cần lưu ý gì? Hãy cùng Sea Dental tìm hiểu trong nội dung dưới đây. 

1. Cấu tạo của răng Implant như thế nào?

thành phần cấu tạo implant

Cấy ghép Implant có nguy hiểm không? Câu trả lời là KHÔNG vì đây là một phương pháp điều trị mất răng được các phòng khám đa khoa sử dụng khá phổ biến. Cấy ghép Implant giống như bạn bổ sung thêm một “chiếc răng thật” có độ tương thích sinh học cao với xương của con người. Có nhiều công nghệ làm răng Implant với chất lượng và giá thành khác nhau. Dựa vào khả năng tài chính mà bạn nên lựa chọn phương pháp trồng răng Implant phù hợp.

Về cơ bản cấu tạo của răng Implant gồm 3 phần đó là : trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Khi trồng răng bằng phương pháp Implant, phần trụ sẽ được cấy đưa vào bên trong phần hàm bị mất răng tạo thành một khối vững chắc như chân răng. Sau đó, phần khớp nối Abutment và mão răng sứ sẽ được gắn lên phần trụ này tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

Xem thêm: Mách bạn 4 loại trụ Implant tốt nhất hiện nay 

1.1 Trụ Implant

trụ răng implant

Trụ Implant hay còn gọi là trụ titanium được làm bằng hợp chất titanium rất bền và không có hại cho sức khỏe. Trụ này có hình như chiếc đinh ốc, thuôn dần từ đỉnh xuống phần chân. Trên bề mặt của trụ Implant có các vòng xoắn ốc xuôi chiều từ trên đỉnh xuống chân và liên tục được xử lý bằng nhiều công nghệ khác nhau. Cấu tạo như vậy giúp cho trụ Implant gắn chặn vào tế bào xương một cách nhanh và chắc chắn nhất.

Cơ sở của cấy ghép  trụ titanium chính là quá trình tích hợp trụ này với các tế bào xương tạo thành một khối vững chắc hòa vào làm một với xương hàm.

1.2 Khớp nối Abutment

Khớp nối Abutment

Khớp nối (chốt) Abutment có hình trụ được làm bằng kim loại có hai đầu. Đầu dưới được gắn vào trụ dưới Implant, đầu còn lại như một chiếc vít được vít chặt vào miệng của trụ Implant.

Khớp nối Abutment có tác dụng nâng đỡ mão răng sứ, vị trí của nó giống như một chiếc cùi răng. Khớp này được gắn chặn vào trụ Implant khi mà bề mặt ngoài của trụ Implant đã được tích hợp thành công vào giữa xương hàm.

1.3 Mão răng sứ

bọc mão răng sứ

Mão răng sứ hay còn gọi là cầu răng sứ được làm bằng sứ hoặc kim loại có lõi rỗng ở bên trong. Lõi này thiết kế sao cho úp vừa khít và sát lên phần đầu trên khớp nối Abutment. Bề mặt của răng được thiết kế giống hệt với chiếc răng thật đã bị mất cả về hình thể, kích thước, màu sắc, chức năng.

Sau khi trụ Implant và khớp nối Abutment được gắn xong sẽ gắn phần mão răng này vào chốt nối Abutment. Hoàn thành giai đoạn cuối cùng của trong quá trình cấy ghép răng Implant.

2. Nguyên nhân trụ Implant bị đào thải sau khi thực hiện

Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng hiện đại. Tuy nhiên, mỗi một phòng khám lại sử dụng công nghệ khác nhau dẫn đến chất lượng, hiệu quả không giống nhau. Hoặc do bản thân người cấy ghép Implant không tương thích với phương pháp này. Vậy nguyên nhân trụ Implant bị đào thải sau khi thực hiện là do đâu? Dưới đây là một vài nguyên do được các chuyên gia nghiên cứu, kết luận:

2.1 Nguyên nhân khách quan

Do mật độ xương bị quá loãng hoặc quá đặc

Do mật độ xương bị quá loãng

Mật độ xương ở hàm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cấy ghép trụ Implant. Nó quyết định đến tuổi thọ và sự tích hợp xương với trụ cấy. Trong y học, mật độ xương được chia ra 4 cấp độ từ D1 đến D4 theo thứ tự mật độ xương từ cao nhất xuống thấp nhất.

Thông thường, mật độ xương ở mức D2 và D3 có khả năng tích hợp với trụ Implant tốt nhất. Còn mức D1 thì mật độ xương cao nên việc tích hợp gây ma sát lớn, dễ hoại tử hoặc gãy xương. Mức D4 mật độ xương quá loãng nên khó giữ cho trụ được ổn định dễ bị đào thải.

Yếu tố về mật độ xương là di truyền, có sẵn ở mỗi người nên bác sĩ không thể thay đổi được. Bác sĩ chỉ có thể hạn chế khả năng đào thải trụ Implant bằng cách thay đổi kích thước, hình dáng của trụ để có thể tạo ra mức độ tương thích cao nhất giữa trụ và xương. 

Bản thân người cấy ghép bị dị ứng với trụ Implant

viêm nhiễm sau cấy implant

Thông thường, trụ Implant được làm từ hợp chất Titanium. Hợp chất này rất lành tính với cơ thể, có khả năng tương thích với xương người cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xương hàm không thích ứng được làm cho trụ răng Implant bị đào thải.

Khi bị dị ứng với trụ Implant, người bệnh sẽ phải sử dụng phương pháp trồng răng khác.

2.2 Nguyên nhân chủ quan

Do hút thuốc lá

hút thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra đào thải trụ Implant nhiều nhất. Trong thuốc lá có nhiều chất độc hại, ví dụ như: nicotine, hydrogen cyanide, carbon monoxide, … Những chất này không chỉ gây độc cho cơ thể mà còn làm vết thương lâu lành, ảnh hưởng xấu đến việc cấy ghép Implant.

Người sử dụng thuốc lá hay phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc còn có nguy cơ dẫn đến tiêu xương ổ răng một cách nhanh chóng. Chính vì vậy khi cấy ghép Implant, người bệnh không nên hút thuốc lá. Nếu như thật sự không bỏ được thì quá trình vệ sinh răng miệng cần kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt là phải sử dụng nước súc miệng chuyên dụng.

Do vệ sinh không sạch sẽ

vệ sinh răng miệng không đúng cách

Quá trình cấy ghép Implant phải được thực hiện trong trạng thái vô khuẩn và được vệ sinh sạch sẽ trước và sau cấy ghép. Trong quá trình cấy, nếu bác sĩ không thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh dẫn đến nhiễm trùng. Hoặc do người bệnh không thực hiện vệ sinh sạch sẽ sau quá trình cấy ghép răng cũng sẽ gây nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn răng sau cấy ghép có biểu hiện đó là chảy máu liên tục trong 24h hoặc sưng phù nề. Khi vị trí cấy ghép bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra hiện tượng đào thải trụ Implant. 

3. Trồng răng Implant lại lần 2 được không?

Khi đã bị đào thải thì cấy ghép Implant lần 2 có được không? Trên thực tế thì trụ Implant bị đào thải hoàn toàn có thể tiến hành cấy ghép Implant lần 2. Tuy nhiên,  cần lưu ý khi cấy ghép Implant lần 2 phải khắc phục hoàn toàn các triệu chứng, dấu hiệu đào thải lần 1. 

Dấu hiệu trụ Implant bị đào thải:

  • Trụ Implant bị lung lay hoặc trồi lên và bị lộ thân;
  • Bị sưng tấy, đau, viêm nhiễm tại vị trí cấy trụ Implant;
  • Mão răng sứ bị đào thải sau cấy ghép.

tru-implant-bi-dao-thai

Lưu ý khi cấy ghép Implant lần 2:

– Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với trụ Implant làm bằng titanium thì phải thay trụ này bằng chất liệu khác (có thể dùng trụ sứ) hoặc phải sử dụng phương pháp cấy răng khác.

– Việc cấy ghép Implant lần 2 phải được thực hiện tuần tự theo quy trình như sau:

  • Tiến hành chụp X-quang, thăm khám và lên phác đồ điều trị;
  • Làm các xét nghiệm quan trọng theo yêu cầu để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh;
  • Thời gian cấy ghép trụ chỉ thực hiện trong khoảng 20 đến 30 phút;
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, thường là 1 tuần sau phẫu thuật;
  • Mão răng phải giống với chiếc răng thật đã mất về kích thước, chức năng, hình thể;
  • Việc gắn răng phải đảm bảo vừa vặn và cân đối trên trụ gắn.

4. Cách ngăn chặn tình trạng đào thải Implant hiệu quả

Có nhiều cách để bạn có thể ngăn chặn tình trạng đào thải Implant hiệu quả, dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.

4.1 Chọn cơ sở nha khoa uy tín để trồng răng Implant

cơ sở nha khoa uy tín

Trồng răng bằng phương pháp cấy trụ Implant sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi phải có trang thiết bị tiên tiến và đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Bác  sĩ có kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp quá trình thăm khám và đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của từng người.

Ở những cơ sở nha khoa uy tín, bạn sẽ được tư vấn, thăm khám và cấy ghép răng theo đúng quy trình. Điều này sẽ giúp hạn chế các bệnh lý về răng miệng sau khi cấy, từ đó ngăn ngừa trụ Implant bị đào thải.

4.2 Chăm sóc đúng cách và tái khám đúng hẹn với bác sĩ

thăm khám và tư vấn răng

Khi cấy ghép trụ Implant, người bệnh phải thực hiện chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Sử dụng nước súc miệng và dụng cụ làm sạch chuyên dụng được nha sĩ khuyên dùng. Đặc biệt là người bệnh không nên sử dụng thuốc lá sau cấy ghép. Khi có dấu hiệu bị đào thải cần đến bác sĩ để khám, không được tự ý sử dụng thuốc bên ngoài.

4.3 Thăm khám răng định kỳ thường xuyên

Nha khoa Sea Dental

Quá trình trước, trong và sau cấy ghép Implant, người bệnh cần tuân thủ quy trình thăm khám răng của bác sĩ. Trước khi cấy tiến hành thăm khám để phát hiện các bệnh lý về răng miệng cũng như là đưa ra được kế hoạch cấy ghép răng phù hợp. Trong quá trình cấy răng cũng được thực hiện thăm khám kỹ càng, vô trùng sạch sẽ. Sau khi cấy răng phải tái khám đúng hẹn của nha sĩ.

Ngoài ra, khi cấy ghép răng bằng phương pháp Implant, bạn cần có kế hoạch đi thăm khám răng định kỳ, thường xuyên. Có như vậy mới sớm phát hiện những dấu hiệu không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Điều này giúp hạn chế tình trạng đào thải trụ Implant hiệu quả.

Với câu hỏi của nhiều bạn như “cấy ghép Implant có nguy hiểm không?” hay “cấy ghép Implant lần 2 có được không?” Câu trả lời là không nguy hiểm và hoàn toàn có thể cấy ghép lần 2 nếu trước đó bị đào thải. Để tiến hành cấy ghép trụ Implant uy tín và chất lượng, bạn có thể tham khảo phòng khám Sea Dental.

Địa chỉ: 166 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại liên hệ tư vấn, đặt lịch: 0768 234 999.

Sea Dental luôn làm hài lòng khách hàng bằng phương pháp cấy ghép trụ Implant hiện đại, uy tín, chất lượng.

Bài viết liên quan

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign Invisalign – Thương hiệu nổi tiếng trong ngành chỉnh nha toàn cầu, vừa giới thiệu dòng sản phẩm mới Essentials by Invisalign. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai đang muốn niềng răng trong suốt và tình trạng răng […]

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

messMessenger zaloChat Zalo callGọi ngay