CÁCH KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG TRÁNH MÒN CỔ CHÂN RĂNG

Mòn cổ chân răng là tình trạng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mỗi người. Người bệnh sẽ ê buốt, khó chịu khi ăn nhai thức ăn và cần phải điều trị dứt điểm tình trạng. Nội dung bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng này, cũng như cách phòng tránh. 

Hiểu về bệnh mòn cổ chân răng 

mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng hay còn gọi là mòn cổ răng, được hiểu là những tổn thương của răng. Đây là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng nhưng không phải sâu răng. 

Tình trạng này có đặc trưng là mất chất khu trú ở khu vực cổ răng, mặt ngoài răng. Hình thái của tình trạng theo dạng vát, lõm chữ V và hay gặp ở các răng hàm nhỏ. Vùng răng cửa và răng số 6 cũng rất hay gặp tình trạng này. 

Thông thường, mòn chân răng gặp ở cả nam giới và nữ giới. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ thuận với khả năng bị mòn càng cao. Mòn cổ răng nặng có thể hủy tủy răng khiến ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh. Thậm chí nặng hơn còn là viêm tủy và mất răng. 

Các triệu chứng thường thấy của tình trạng cổ chân răng bị mòn đó là: 

  • Có cảm giác răng ê buốt khi ăn đồ lạnh. 
  • Có cảm giác đau răng dai dẳng, đau cả vùng đỉnh đầu. 
  • Tình trạng nặng có thể nhức cả hàm răng, không thể nhai được. 

Những nguyên nhân chính gây mòn cổ chân răng

Tình trạng cổ chân răng bị mòn sẽ có một vài nguyên nhân chính nêu ra dưới đây: 

Thiểu sản men từ bẩm sinh đã có tình trạng này. Chúng chưa khoáng hóa hoàn toàn hoặc bị mất nâng đỡ của khung cấu trúc bên dưới. Dẫn đến vị trí thiểu sản men răng càng bị mất chất. Điều đó dẫn đến tổn thương và à các vết mất men răng mủn như phấn xảy ra. 

Vôi răng tồn tại lâu ngày hình thành và bám dính trên răng sẽ khiến lợi bị tụt khỏi răng. Tình trạng này chân răng trống, không được bảo vệ và răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. 

Thói quen đánh răng không đúng cách khi chải ngang, lực mạnh cùng kem đánh răng. Đó cũng có thể là nguyên nhân gây mòn cổ chân răng. Nếu sử dụng bàn chải có lông chải quá cứng thì càng dễ dàng cô răng bị mòn hơn. 

đánh răng không đúng cách

Do sang chấn cơ học làm cho tụt lợi, lộ lớp cement chân răng. Khu vực lợi có  độ cứng thấp, dễ bị mòn khi chịu tác động từ bên ngoài. Vì thế có những sang chấn nhẹ cũng khiến cổ răng bị lộ ra. 

Nghiến răng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh này. Các răng bị mòn nghỉ nghiến và cô răng dần lộ diện. Ngoài ra chắc chắn người nghiến răng còn đau cổ, đau vai gáy. 

Sử dụng quá nhiều thực phẩm có tính axit hoặc hóa chất cao. Do di truyền, bệnh liên quan tới tiết nước bọt cũng là những nguyên nhân khác. Nói chung sẽ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân răng bị mòn. 

Cách khắc phục chân răng bị mòn cổ 

Tùy vào nguyên nhân được liệt kê ở bên trên. Cùng với mức độ tổn thương răng mà người bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Mỗi bác sĩ sẽ dựa vào thực tế để đưa ra được liệu pháp điều trị cho người bệnh. Dựa trên các nguyên nhân, chúng ta có thể hiểu các biện pháp khắc phục như sau: 

  • Trường hợp cổ răng tổn thương còn nông, chưa vào tới tủy răng. Bác sĩ chỉ cần trám vùng cổ chân răng bị mòn là cách khắc phục đơn giản nhất. Với tổn thương đã lan đến tủy răng thì bác sĩ sẽ trám tủy, bọc sứ răng. 

bọc răng sứ

  • Trường hợp bệnh nhân bị mòn cổ răng và lộ lớp cement chân răng. Các bác sĩ thường sẽ phải ghép mô liên kết để che phủ vùng chân răng bị lộ.
  • Trường hợp bệnh nhân nghiến răng mà để bị lộ chân răng. Bác sĩ có thể phải làm máng nhai cho người bệnh đeo ban đêm. 

Các biện pháp phòng tránh mòn cổ chân răng 

Để tránh những ảnh hưởng bất lợi từ tình trạng chân răng bị mòn cổ. Sẽ có một số biện pháp phòng bệnh được các bác sĩ khuyến cáo. Chắc chắn phòng bệnh còn hơn chữa bệnh nên ai cũng là đối tượng nên tham khảo. 

lấy cao răng

  • Người bệnh cần đánh răng đúng cách, chải dọc hoặc theo đường tròn và không chải ngang. Dùng các vật dụng là lông chải mềm, chỉ nha khoa,…tất cả phải mềm. Khi đó mới được tác động lên răng để tránh tình trạng lộ chân răng. 
  • Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều axit, đồ ngọt và các chất kích thích. Vì đó có thể là những chất sẽ khiến chân răng bị mòn và lộ cổ. 
  • Súc miệng ngay sau khi ăn để loại bỏ vi khuẩn tấn công răng. Từ đó làm giảm nguy cơ vi khuẩn làm mòn men răng. 
  • Cố gắng lấy cao răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần. 

Kết Luận 

Mòn cổ chân răng là tình trạng khá phổ biến và thường gặp. Khi có các triệu chứng kể trên thì bạn nên đến nha khoa điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu kéo dài thì đây là tình trạng dẫn đến bệnh lý khá nặng. 

 

Bài viết cùng chuyên mục