SỰ THẬT ĐẰNG SAU TÌNH TRẠNG ĐAU HÀM MÀ AI CŨNG CẦN BIẾT

Đây là triệu chứng khá phổ biến mà ai cũng có thể bị. Tuy nhiên nhiều người không biết vẫn chủ quan trước dấu hiệu bệnh này. Trong bài viết này hãy cùng Nha khoa Đông Nam Á tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng đau hàm. 

Đau hàm là triệu chứng của bệnh gì?

Nhiều người khi bị đau hàm vẫn nghĩ chỉ là những triệu chứng răng miệng bình thường nhưng thực tế nó có thể là triệu chứng của những bệnh lý khá nguy hiểm. 

Rối loạn khớp thái dương hàm 

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm nghĩa là phần đĩa đệm có nhiệm vụ ngăn cách các xương đã bị lệch hoặc khớp bị tổn thương khiến cho người bệnh bị đau một bên hàm hoặc đôi khi là đau cả hai bên. Lúc này người bệnh có thể bị đau phần phía trước tai mỗi khi nhai, nói chuyện hoặc phải cử động hàm. Một số triệu chứng khác của bệnh này có thể kể đến như: đau nhức tai, đau xung quanh xương hàm, khi nhai hoặc mở miệng cảm thấy đau hoặc có tiếng lách tách,..

Các vấn đề về răng miệng 

đau hàm răng khôn

Đây cũng có thể là một triệu chứng của các vấn đề về răng miệng như sâu răng, mọc răng khôn, nhiễm trùng răng hoặc các bệnh về nướu. Nếu như thực sự mắc các bệnh về răng miệng bên cạnh đau hàm có thể xuất hiện thêm một số các triệu chứng khác như: đau nhức răng từng cơn hoặc kéo dài, đau khi nhai hoặc nuốt, sưng mặt, đau răng có thể kèm theo sốt,..Đặc biệt khi tiếp xúc với đồ ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh cảm thấy đau nhói thì cần đến gặp bác sĩ ngay tránh để lâu sẽ khó điều trị. 

Viêm xoang

đau hàm do viêm xoang

Khi các xoang sau má hay xoang hàm trên bị viêm, sưng lên chúng có thể gây ra áp lực và khiến người bệnh cảm thấy đau một bên hàm hoặc đôi khi đau cả hai bên hàm. Đặc biệt bệnh này sẽ mang đến cảm giác đau đầu trầm trọng mỗi khi di chuyển đầu. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như đau tai, đau đầu, đau nhức vùng mặt kèm theo sưng phù,..

Đau dây thần kinh sinh ba

Đau hàm cũng có thể là biểu hiện của bệnh đau dây thần kinh sinh ba. Điều này xảy ra là do những áp lực bất thường tác động lên dây thần kinh gây ra đau nhức. Các triệu chứng phổ biến nhất của đau dây thần kinh sinh ba là những cơn đau dữ dội ở một bên mặt, đau khi chạm vào mặt hoặc cử động nhẹ cơ mặt, đau một bên hàm kéo dài trong vài giây đến vài phút. 

Viêm tủy xương

Viêm xương tủy là một dạng không phổ biến của nhiễm trùng xương nhưng lại có mức độ bệnh rất nghiệm trọng. Điều này là do các vi khuẩn đã thâm nhập vào xương. Viêm tủy xương có thể dẫn đến nhiễm trùng và lan rộng làm hoại tử xương. Chính vì thế ngay khi xuất hiện các triệu chứng như đau một bên hàm dần trở nên nặng hơn, sốt, sưng phù đi kèm là đau nhức răng hoặc hàm, bị hạn chế mở đóng miệng do đau hàm,.. thì cần gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Cách để làm giảm các cơn đau hàm

Khi bị đau ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân có thể không cần tìm đến nha sĩ bởi hầu hết các nguyên nhân gây đau đều không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện sau khi giải quyết các nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để cải thiện triệu chứng trong quá trình chờ cơn đau giảm bớt. 

chườm ấm

  • Có thể sử dụng khăn ấm để chườm để thư giãn cơ và làm giảm bớt đau nhức, cứng khớp.
  • Chườm đá cũng là một biện pháp để làm giảm cơn đau, biện pháp này đặc biệt hữu hiệu đối với những bệnh nhân bị sưng tấy
  • Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil),… để  có thể tạm thời làm giảm bớt những cơn đau. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ uống thuốc đúng theo liều lượng trên bao bì. Nếu có nhu cầu dùng nhiều ngày thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. 
  • Hãy chọn những loại thực phẩm dễ ăn, không cần phải nhai nhiều để hàm được nghỉ ngơi từ đó có thể giúp bệnh nhân giảm bớt cơn đau.
  • Có thể xoa bóp để giúp giảm căng thẳng và giảm đau hàm, biện pháp này vô cùng hữu hiệu với những ai bị đau hàm do rối loạn khớp thái dương. 
  • Thử thay đổi tư thế ngủ, tránh đặt tay dưới hàm khi ngủ hoặc ngủ nghiêng về một bên để giảm áp lực lên các cơ và hãy chuyển nghiêng sang bên ngược lại để bớt đau. 

tư thế ngủ

Khi nào cần đi gặp bác sĩ nếu bị đau hàm

Dù không phải lúc nào tình trạng này cũng báo hiệu bệnh nghiêm trọng nhưng nếu cơn đau kéo dài và kèm theo một vài triệu chứng nhất định thì người bệnh nên cân nhắc tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu cho thấy người bệnh cần đến thăm khám nha sĩ khi bị đau hàm:

  • Khó khăn trong việc ăn uống, nuốt thức ăn
  • Hạn chế các hoạt động đóng mở miệng
  • Sốt dai dẳng hoặc sưng tấy 
  • Có những cơn đau dữ dội và chảy ra chất lỏng có mùi khó chịu và vị mặn rồi  ngắt cơn đau. 

Điều quan trọng khi bị đau hàm là cần phải tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị đau. Từ đó sẽ có những phương pháp để giảm đau cũng như hướng thăm khám điều trị kịp thời. Hãy đến với Nha khoa Đông Nam Á khi cần để được các nha sĩ hàng đầu thăm khám và chữa trị. Ngoài ra các bạn cũng có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0911 222 798 – 0768 234 999 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 

Xem thêm: đam hàm trái – nguyên nhân và cách khắc phục

 

Bài viết cùng chuyên mục