Bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhổ răng số 6
Việc nhổ răng số 6 mà không được trồng răng mới thay thế có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu tầm quan trọng của răng số 6 cũng như biết được các trường hợp nào nên loại bỏ chiếc răng này.
1. Chức năng của răng số 6
Trong cung hàm của mỗi người, mỗi chiếc răng lại đảm nhiệm chức năng và vai trò khác nhau. Răng số 6 cũng vậy, đây được coi là răng cấm, thường được bác sĩ chỉ định không nên nhổ bỏ trong những trường hợp chưa thực sự cần thiết.
1.1 Vị trí răng số 6
Răng số 6 nằm vị trí thứ 6 kể từ răng cửa trở vào và nằm từ thứ 3 từ trong cùng hàm trở ra, nó được biết đến là răng hàm lớn nhất. Thông thường thì răng số 6 mọc trong khoảng thời gian khi chúng ta khoảng 6 – 7 tuổi, đặc trưng của nó là răng đầu tiên mọc vĩnh viễn ở cung hàm, không có răng nào thay thế. Chân răng và bề mặt nhai rộng. Hệ thống dây chằng, mạch máu và dây thần kinh ở chiếc răng này nhiều hơn so với các răng còn lại.
1.2 Chức năng chính răng số 6
Tên gọi khác của răng số 6 đó là răng cấm chính (tức cấm nhổ bỏ đi). Sở dĩ có tên gọi này đó là bởi đây là chiếc răng chịu tác động nhai lớn nhất thuộc cung hàm, gần như toàn bộ lực nhai thức ăn hằng ngày tiêu thụ vào cơ thể đều thông qua chiếc răng này. Nếu răng số 6 bị mất do nhiều nguyên nhân như gãy, sâu răng… thì sẽ khiến việc ăn uống gặp nhiều cản trở và khó khăn. Ở trẻ em, răng số 6 đóng vai trò là điểm tựa để những răng còn lại trong cung hàm mọc đều và thẳng hơn. Ngoài ra răng số 6 còn có tác dụng hoàn chỉnh bộ nhai của chúng ta và giúp gương mặt được cân đối, đầy đặn.
Bởi vai trò hết sức quan trọng như trên mà răng số 6 bất đắc dĩ mới được nha sĩ thực hiện nhổ đi. Thông thường nếu không quá nghiêm trọng, nha sĩ sẽ cố gắng giữ lại răng số 6 bằng nhiều hình thức khác nhau.
2. Trường hợp nào bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng số 6
Cần lưu ý sau khi nhổ răng số 6, trong những trường hợp nào cần bắt buộc nhổ răng này là thắc mắc rất nhiều người quan tâm. Theo đó nếu răng số 6 rơi vào một trong những trường hợp sau thì sẽ được nha sĩ chỉ định nhổ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Răng số 6 bị sâu
Có nên nhổ răng số 6 khi bị sâu? Có nên nhổ răng số 6 hàm dưới không? Câu trả lời là Có, nhất là những chiếc răng gặp tình trạng sâu nghiêm trọng và đau đớn, hư tổn kéo dài. Việc nhổ răng số 6 rất cần thiết để tránh lây vi khuẩn sâu răng sang những chiếc răng liền kề bên cạnh.
Răng bị viêm tủy
Trường hợp răng số 6 bị viêm tủy không được xử lý sớm kịp thời sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng và khiến chân răng hình thành ổ viêm, để lâu ngày răng yếu, nguy hiểm hơn là gây hoại tử tủy làm việc điều trị khó khăn. Trong trường hợp này nhổ răng số 6 là điều bắt buộc cần thực hiện. Nhổ răng số 6 hết bao nhiêu tiền thực tế sẽ còn tùy thuộc vào cơ sở điều trị, trung bình giá dao động từ 1 – 1.5 triệu đồng/ chiếc.
Viêm nha chu nặng
Ở vị trí răng này xảy ra tình trạng viêm nha chu nặng, gây nên tiêu xương, chân răng bị mủn, dễ lung lay và rụng thì bác sĩ cũng thường đưa ra giải pháp tối ưu đó là nhổ chiếc răng số 6 ở hàm trên hoặc dưới.
Răng khôn mọc ngầm và lệch
Thực tế trong nhiều trường hợp, răng khôn mọc ngầm, lệch, xiên xẹo sẽ ảnh hưởng đến răng số 6 ví dụ như: làm nướu bị sưng, răng đau và ê buốt, hôi miệng, đắng lưỡi… Lúc này bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nặng nhẹ mà cân nhắc có nên nhổ bỏ chiếc răng số 6 của người bệnh hay không.
Nhiều người thường băn khoăn không biết nhổ răng số 6 có nguy hiểm không. Trên thực tế nếu thực hiện nhổ răng ở các bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín, tay nghề bác sĩ cao, trang thiết bị hiện đại thì sẽ giảm tối đa biến chứng và nguy hiểm có thể xảy đến. Do đó bạn không cần quá lo lắng, miễn đừng ham rẻ mà lựa chọn đơn vị không có tên tuổi là bạn đã bảo vệ bản thân trước các rủi ro xấu khi thực hiện thủ thuật nhổ bỏ răng rồi đó!
3. Ảnh hưởng khi mất răng số 6
Mất chiếc răng số 6 mà không được trồng răng mới lại sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy xấu, cụ thể như sau:
Chức năng nhai bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Như đã nói ở trên, răng số 6 là răng hàm lớn nhất, thực hiện chủ đạo nghiền thức ăn nhuyễn để đưa vào hệ tiêu hóa. Nhổ răng số 6 dù là bất cứ lý do nào đi chăng nữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai và cảm giác ngon miệng khi ăn. Thức ăn không được nghiền nhuyễn kỹ lưỡng đưa vào dạ dày, sau một thời gian, nguy cơ đau dạ dày rất lớn.
Khiến răng xô lệch
Răng số 6 là trụ vững chắc, đối với trẻ em hay người lớn mất đi chiếc răng này, ở vị trí đó tạo thành khoảng trống sẽ rất dễ gây xô lệch những răng xung quanh. Một thời gian sau, tình trạng xô lệch nặng hơn khiến khớp cắn bị sai lệch, 2 hàm răng trên và dưới không thể nào khít lại với nhau được gây mất thẩm mỹ và khiến quá trình nhai thức ăn trở nên khó khăn, đau nhức.
Làm các răng còn lại yếu hơn
Khi nhổ răng số 6, lực nhai sẽ tác động nhiều lên những răng còn lại trong hàm, lâu dần các răng xung quanh dễ yếu đi và nguy cơ mắc bệnh lý như sâu răng, đau mỏi hàm là rất lớn.
Mắc bệnh răng miệng
Sau khi mất răng số 6 nhiều năm mà không có biện pháp can thiệp sớm sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm tủy răng, viêm nhiễm nướu, làm sưng tấy nước và đau nhức, chảy máu chân răng…
Tiêu xương hàm
Ở quanh vùng xương hàm không có răng, không chịu tác động lực nhai thức ăn nên sau thời gian, chân răng dần dần bị tiêu đi, dẫn đến hiện tượng tụt nướu.
Đau đầu, đau vai
Mất răng số 6 khiến lực nhai thức ăn dồn vào các răng còn lại, gây nên biên độ dao động nhai bất thường ảnh hưởng trực tiếp đến vùng xương hàm thái dương. Lâu ngày, bạn sẽ thấy mình thường xuyên bị đau nhức đầu, đau cổ, đau vai gáy…
Lão hóa nhanh
Quá trình tiêu xương hàm ở vị trí răng số 6 mất làm má bệnh nhân hóp lại do cơ mặt vị trí đó không có xương hàm nâng đỡ. Ta sẽ thấy vùng da đó bị chảy xệ và nhiều nếp nhăn. Tổng thể khuôn mặt trông già nua hơn so với tuổi thật.
4. Cách khắc phục răng số 6 bị mất
Trong trường hợp vì một lý do nào đó bất đắc dĩ bạn phải nhổ răng số 6 thì dưới đây sẽ là 2 cách khắc phục phổ biến được áp dụng rộng rãi nhất, đó là:
4.1 Implant
Hiện nay phương pháp cấy ghép răng số 6 bằng công nghệ implant đang được lựa chọn nhiều hơn cả vì mang đến nhiều ưu điểm hết sức tuyệt vời. Implant ở đây có hình dạng giống ốc vít, kích thước bằng tương tự như chân răng thông thường, sẽ được bác sĩ nha khoa cắm chặt trong xương ở vị trí răng số 6 mất. Trụ Implant này có tác dụng làm trụ nâng đỡ để phục hình mão răng. Bên trên chân răng nhân tạo sẽ được chụp lên răng sứ có hình dáng, màu sắc, kích thước, độ bóng… tương tự như răng thật. Với các trường hợp chỉ mất 1 răng số 6 duy nhất thì cấy ghép implant sẽ tốt hơn cả, không cần phải mài răng, tổn thương các răng bên cạnh như phương pháp làm cầu răng sứ.
Ưu điểm của cấy ghép Implant đó là răng được cấy có tính thẩm mỹ cao, chức năng nhai thức ăn không khác biệt quá lớn so với răng thật; việc vệ sinh răng cũng nhanh chóng, dễ dàng, không cần kiêng khem nhiều khi ăn uống; trụ implant được làm từ chất liệu cao cấp titanium có độ bền cao, tương thích với xương và răng, được chăm sóc đúng cách tuổi thọ có thể lên tới vĩnh viễn.
Nhược điểm của phương pháp này đó là chi phí thực hiện cao, ngoài ra thời gian để thực hiện cấy ghép implant thường kéo dài từ 3 – 6 tháng; Không phải đối tượng nào cũng phù hợp với phương pháp này, chẳng hạn như người bị ung thư, tim mạch, huyết áp, các bệnh gan thận… cần hết sức chú ý; một số người bị dị ứng và đào thải trụ implant sau 2 – 3 năm thực hiện….
4.2 Cầu răng sứ
Với phương pháp này, nha sĩ thực hiện mài 2 răng bên cạnh vị trí răng bị mất để làm trụ răng được khỏe và chắc hơn. Tiếp đến nha sĩ tiến hành gắn cầu răng sứ bao gồm 3 răng để chụp cố định lên vị trí 2 răng đã mài. Làm cầu răng sứ có ưu điểm lớn nhất đó chính là thời gian phục hình cực kỳ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Răng sứ sau khi được bọc đảm bảo tính thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu nhai thức ăn đầy đủ. Mặt khác chi phí để thực hiện trồng cầu răng sứ cho răng số 6 bị mất cũng đơn giản và nhanh chóng.
Nhược điểm của phương pháp này là chân răng ở vị trí răng số 6 bị mất không được tạo, do đó về lâu dài sẽ vẫn gây ra hiện tượng tiêu xương ở vị trí răng mất. Ngoài ra quá trình mài 2 răng bên cạnh để làm cầu răng sứ sẽ khiến răng bị ê buốt và yếu dần đi theo thời gian. Tuổi thọ làm cầu răng sứ thường đạt trung bình từ 10 – 20 năm mà thôi.
Như vậy qua bài viết, bạn đã được giải đáp thắc mắc có nên nhổ răng số 6 hay không, răng số 6 có vai trò như thế nào. Trong trường hợp không may răng số 6 bị gãy rụng hoặc phải nhổ đi, lời khuyên dành cho bạn đó là cần nhanh chóng tiến hành trồng răng mới để đảm bảo tính thẩm mỹ và sức khỏe cho bản thân.