TẠI SAO BÀ BẦU BỊ ĐAU RĂNG KHÔN ? BÀ BẦU CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG ?
Nếu ai đã từng trải qua cảm giác đau đớn khi mọc răng khôn thì mới thấu hiểu cảm giác khó chịu và phiền phức ấy. Đặc biệt là đối với những phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Cảm giác đau nhức khiến bà bầu cảm thấy rất mệt mỏi và bất an. Những cơn đau đó sẽ gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của cả mẹ và bé.
Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các tip để giúp bà bầu bị đau răng khôn cải thiện vấn đề đó.
Bà bầu bị đau răng khôn có ảnh hưởng gì không?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm và thường mọc khá muộn. Thông thường khi cơ thể bước sang tuổi trưởng thành, răng khôn mới bắt đầu nhú lên và gây không ít đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Những triệu chứng mọc răng khôn thường xuất hiện ở độ tuổi từ 18 đến 25, có trường hợp còn muộn hơn nữa. Cũng không quá khó hiểu khi bà bầu bị đau răng khôn trong giai đoạn thai kỳ. Bởi thời điểm mọc răng không cũng tương ứng với độ tuổi kết hôn và mang thai tại Việt Nam.
Nếu răng khôn mọc thẳng, chỉ hơi sưng đau, không ảnh hưởng tới răng bên cạnh, không gây ra các bệnh lý về răng miệng thì đau răng khôn hầu như không ảnh hưởng gì đến mẹ bầu. Nhưng nếu răng mọc lệch, mọc ngầm gây sưng đau khó chịu, kèm theo nhiều vấn đề khác thì có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Một vài tác động đến thai nhi khi mẹ bầu bị đau răng khôn có thể kể đến như sau:
Sinh non
Những cơn đau nhức do mọc răng khôn gây ra ở mức độ nặng hơn rất nhiều so với đau răng bình thường. Thậm chí, khi mọc răng khôn, có thể gây đau răng sưng má, đau buốt lên đầu. Cảm giác đau nhức đó sẽ khiến cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều prostaglandin. Đây là hợp chất kích thích chuyển dạ sớm, nên có thể gây ra sinh non khi em bé chưa đủ tháng để chào đời.
Em bé bị suy dinh dưỡng
Đau răng khôn có thể gây co cứng hàm, sưng lợi, gây khó khăn cho việc ăn uống của mẹ bầu. Điều này khiến cho người mẹ không nạp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Do đó, em bé không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, dẫn đến việc nhẹ cân và sức đề kháng cũng yếu hơn với những đứa trẻ cùng tháng.
Bà bầu mắc chứng tiền sản giật
Trong trường hợp răng khôn bị viêm nhiễm nặng, dẫn đến chảy máu chân răng quá nhiều có thể khiến phụ nữ mang thai mắc chứng tiền sản giật. Nguyên nhân gây ra là bởi chảy máu chân răng nhiều, khiến lượng máu đưa đến tử cung bị thiếu.
Bà bầu có nên nhổ răng khôn hay không?
Như bạn thấy, bà bầu bị đau răng khôn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi mang thai, mẹ bầu không nên nhổ răng khôn. Bởi cơ thể người mẹ khi mang thai rất nhạy cảm, nhổ răng khôn khả năng cao gây nhiễm trùng huyết và những biến chứng khó lường.
Việc nhổ răng khôn phức tạp hơn nhổ một chiếc răng thông thường rất nhiều, phải trải qua nhiều công đoạn. Trong quá trình thực hiện việc nhổ răng khôn, mẹ bầu sẽ phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Mà thuốc kháng sinh đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Vì vậy, khi có những triệu chứng đau do mọc răng khôn, bà bầu nên đến gặp bác sĩ để có những tư vấn tốt nhất đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu cơn đau kéo dài, bà bầu có thể sử dụng một số mẹo sau đây để giảm bớt cơn đau.
Một số mẹo giúp bà bầu giảm đau răng khôn
Với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết bà bầu không nên nhổ răng khôn khi đang trong thai kỳ. Ngoài ra, bà bầu cũng không thể dùng các loại thuốc giảm đau bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, để giúp bà bầu giảm bớt cơn đau răng khôn, chúng tôi xin chia sẻ một số mẹo sau đây:
- Ngậm nước muối: Muối tự nhiên có tác dụng sinh lý rất tốt, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng khi răng khôn mọc. Pha muối với nước ấm để có dung dịch nước muối loãng, súc miệng thường xuyên sau ăn hoặc ngay khi cơn đau kéo đến.
- Chườm đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng tạm thời giúp bà bầu giảm cơn đau đang kéo đến. Chườm vùng má ngoài răng khôn có thể làm bớt sưng má, đẩy lùi cơn đau, dễ chịu hơn rất nhiều.
- Súc miệng với nước lá lốt: Đây là phương pháp dân gian giúp bà bầu bị đau răng khôn cải thiện vấn đề. Lá và rễ lá lốt chứa nhiều bezylacetat có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm khá hiệu quả. Bạn có thể lấy rễ lá lốt giã nát với muối hột, gạn lấy nước và bôi lên chỗ răng đau hoặc súc miệng với nước lá lốt đun sôi để nguội.
Bài viết tham khảo: NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC MỌC RĂNG KHÔN BỊ SƯNG MÁ
Tổng kết
Bà bầu bị đau răng khôn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho mẹ và em bé. Tuy nhiên, bà bầu không thể nhổ răng hay dùng thuốc giảm đau. Vì vậy, hãy tận dụng những biện pháp tự nhiên để giúp giảm bớt cơn đau cho bà bầu nhé.