Hướng dẫn cách nhổ răng sữa không đau và an toàn tại nhà
Quá Trình thay răng sữa là một quá trình diễn ra tự nhiên ở mọi đứa trẻ ở độ tuổi 5 tuổi. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách nhổ răng sau không đau và an toàn cho bé ngay tại nhà.
Thấu hiểu điều đó, thông qua bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho cha mẹ cách nhổ răng sữa không đau và an toàn tại nhà nhé!
Quá trình thay răng sữa
Thay răng sữa là quá trình thay những chiếc răng đầu tiên của trẻ và bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Đến độ tuổi thay răng sữa nhất định, răng sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo quy luật nhất định. Trong quá trình thay răng sữa, dưới mỗi chân răng sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng làm tiêu chân răng sữa. Lúc này, thân răng sữa phía trên sẽ tự động văng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Quá trình thay răng sữa sẽ diễn ra vào các mốc thời gian cụ thể như sau:
Thay răng sữa cửa giữa 5 – 7 tuổi.
Thay răng sữa cửa bên 7 – 8 tuổi.
Thay răng sữa hàm thứ nhất 9 – 10 tuổi.
Thay răng nanh sữa 10 – 11 tuổi.
Thay răng hàm sữa thứ hai 11 – 12 tuổi.
Nên nhổ răng sữa trong trường hợp nào?
Răng sữa của bé không nên bị nhổ bỏ trước thời kỳ bé thay răng bởi vì chúng có vai trò “giữ chỗ” và định hình cho hàm răng vĩnh viễn. Đồng thời, răng sữa giúp đảm bảo chức năng ăn nhai và khả năng học phát âm của bé tốt hơn. Vậy nên nhổ răng sữa trong những trường hợp nào? Dưới đây là một số trường hợp mà các bác sĩ nha khoa khuyên chỉ nên nhổ bỏ răng sữa cho bé cụ thể như sau:
Răng sữa đau, chữa nhiều lần nhưng không dứt, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, cần nhỏ bỏ để tránh tác động tới các răng lân cận.
Răng bị nhiễm trùng ở chân răng hoặc kẽ chân răng.
Răng sữa bị hư tủy cần được nhổ bỏ nếu không lâu ngày sẽ bị nhiễm trùng xuống vùng răng vĩnh viễn.
Răng sữa đến tuổi thay, chưa lung lay nhiều nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.
Có nên nhổ răng sữa khi chưa lung lay không?
Trong quá trình thay răng sữa, đôi khi răng sẽ không rụng dễ dàng như bạn mong đợi. Do đó, nhiều bậc phụ huynh thường thắc mắc có nên chủ động nhổ răng sữa khi răng chưa lung lay hay không. Câu trả lời từ các bác sĩ nha khoa hoàn toàn là KHÔNG! Bởi vì theo quy luật tự nhiên, cha mẹ nên đợi cho chiếc răng sữa tự rụng đi, thay vì ép rơi ra quá sớm. Nhổ răng sữa khi chưa lung lay sẽ không mang lại nhiều lợi ích ngoài việc tạo hình thẩm mỹ, nhưng cũng gây chấn thương hoặc đau đớn cho bé. Nếu nhổ răng sữa cho bé khi chưa lung lay sẽ khiến bé gặp phải một vài chấn thương như sau:
Gây chảy máu nhiều khiến cha mẹ không xử lý kịp thời và làm cho con mình khó chịu.
Gây tổn thương mô nướu khiến cho các vấn đề trong cuộc sống như ăn uống, giao tiếp của bé gặp khó khăn.
Gây nhiễm trùng khiến cho tổn thương nướu và bé cảm nhận cơn đau trong thời gian dài.
Cách nhổ răng sữa không đau
Dưới đây là một vài cách nhổ răng sữa không đau mà bạn có thể tham khảo và thực hiện cho bé cụ thể như sau:
Hướng dẫn bé dùng lưỡi đẩy răng
Khi răng sữa có dấu hiệu lung lay, bạn nên hướng dẫn trẻ dùng lưỡi đẩy răng để răng có thể tự rụng một cách dễ dàng hơn. Việc này sẽ giúp cho răng sữa của bé dễ dàng rụng thời gian ngắn hơn. Cha mẹ có thể hướng dẫn bé dạy lỏng răng bằng cách sử dụng ngón tay hoặc dùng lưỡi đẩy răng. Bé nên lặp đi lặp lại động tác này bất kể khi nào cho đến khi răng đủ lỏng để có thể nhỏ bỏ.
Ăn đồ ăn giòn
Bạn có thể cho bé ăn đồ ăn giòn để tác động một lực cắn nhất định lên răng sữa để răng có thể rụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng cách này quá nhiều khiến cho chân răng của bé bị tổn thương trong thời gian dài.
Nhổ răng bằng bông gạc hoặc bằng chỉ
Cha mẹ có thể sử dụng bông gạc hoặc chỉ để nhổ răng sữa cho bé ngay tại nhà. Đầu tiên cha mẹ nên lau chỗ nhổ răng vài lần bằng bông gạc, sau đó nắm chặt răng bằng miếng gạc khác. Để có thể nhổ răng sữa một cách nhanh chóng hơn thì cha mẹ nên sử dụng găng tay cao su để nhổ bởi vì nó có độ bám chắc khá tốt. Quá trình nhổ răng sữa có thể kéo dài hơn nếu thao tác nắm bông gạc hoặc bằng chỉ không tốt sẽ khiến bé cảm thấy đau đớn và sợ hãi.
Lưu ý khi sau khi nhổ răng sữa cho bé
Dưới đây là một số lưu ý mà cha mẹ cần biết sau khi nhổ răng sữa cho bé cụ thể như sau:
Sau khi nhổ răng sữa, bé nên uống thuốc chống viêm được kê theo toa chỉ định của nha sĩ và tái khám theo lịch hẹn sau đó.
Cha mẹ nên theo dõi, nhắc nhở để bé hạn chế gây tác động lên vùng răng vừa nhổ như chọc ngoáy, nhai sẽ gây đau, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Cha mẹ nên tránh cho bé ăn các thực phẩm ngọt, quá lạnh, quá nóng hay thức ăn cứng. Thay vào đó, cha mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm mềm và lỏng như cháo, soup, uống nhiều nước.
Trong vòng 24 giờ đầu, cha mẹ cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé. Đặc biệt, sử dụng bàn chải lông mềm để tránh chải răng lên vùng bị thương trong vòng 24 giờ đầu và kết hợp sử dụng nước muối sinh lý.
Cha mẹ cần phải thực hiện nghiêm túc theo lời dặn của bác sĩ sau khi nhổ răng sữa để bé mau lành lặn, hồi phục chức năng nhai nói dễ dàng hơn.