RĂNG SỨ BỊ HỞ NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Nhiều người hiện nay sau khi bọc răng sứ thường gặp phải tình trạng răng sứ bị hở. Việc này làm cho họ vô cùng lo lắng và không biết chúng có ảnh hưởng đến cùi răng, sức khỏe hay không. Và không biết tình trạng này cần làm gì để khắc phục và ngăn ngừa. Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp khắc phục qua bài viết.
1. Những dấu hiệu răng sứ bị hở
Bọc răng sứ đang là phương pháp cải thiện tình trạng răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Bởi nó có thể cải thiện được nhanh chóng khuyết điểm răng, kèm theo đó là màu sắc cũng như dáng răng.
Tuy nhiên nếu không được thực hiện tại nha khoa uy tín thì làm răng sứ có thể gây ra tình trạng răng sứ bị hở, bọc răng sứ không khít, hở chân răng…
Và dấu hiệu để bạn nhận ra tình trạng này là:
- Thức ăn thường hay bị mắc lại ở chân răng.
- Chân răng sứ không sát khít vào lợi mà để lộ ra những khoảng trống, làm cho răng sứ bị kênh, hở chân răng thật ra bên ngoài.
- Khi ăn nhai thì răng sứ không giống như răng thật, cảm giác 2 hàm răng không chạm vào nhau, cộm, cấn khi ăn nhai.
Khi thấy bản thân có những dấu hiệu này thì bạn nên tới nha khoa để thăm khám, điều chỉnh lại chiếc răng. Tránh gây ra những hậu quả, biến chứng đáng tiếc cho hàm răng.
2. Nguyên nhân bọc răng sứ phần chân răng bị hở
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứ bị hở như do bác sĩ thực hiện, do chế độ chăm sóc răng miệng không đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua các nội dung dưới đây:
* Kỹ thuật thực hiện mài và lấy dấu răng không chính xác
Đây là nguyên nhân đầu tiên có thể khiến cho bạn dễ dàng gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị hở. Bác sĩ khi mài cùi răng không chuẩn, không chính xác theo thông số ban đầu.
Ngoài ra khi lấy dấu hàm bằng công nghệ cũ là bằng đất sét sẽ rất dễ gây ra sự sai lệch thông số. Việc này sẽ dẫn đến các công đoạn tiếp theo bị sai làm cho răng mới của bạn không ôm khít lấy răng.
* Kỹ thuật lắp răng sứ của bác sĩ
Bác sĩ tay nghề kém, thiếu chuyên môn, ít được thực hành dẫn đến việc lắp mão sứ vào cho bệnh nhân bị cong, vênh, không sát khít. Điều này sẽ khiến cho răng sứ và nướu không ôm sát khít với nhau gây ra đường chân răng hở
* Thiết kế răng sứ không chuẩn
Khi lấy dấu răng không đúng sẽ dẫn đến việc thiết kế răng sứ sai lệch. Hoặc do khi thiết kế labo không có máy móc hiện đại làm cho mão sứ không khớp với trụ, không khớp với chân răng.
* Cách làm vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Vì nếu vệ sinh răng không tốt sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi, viêm nhiễm khiến chân răng thật bị lộ ra ngoài.
Một nguyên nhân khác dẫn đến cầu răng sứ bị hở, đó là do xương hàm bị tiêu dần dẫn đến tình trạng nướu bị lõm xuống. Vì vậy nên dẫn đến tình trạng chiếc răng ở giữa cầu răng bị hở.
3. Bọc răng sứ bị hở có ảnh hưởng gì không?
Bọc răng sứ bị hở nếu không được điều trị, khắc phục sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe và răng miệng như:
→ Gây hôi miệng: Do thức ăn bám lại tại khe hở, nếu vệ sinh răng miệng không tốt sẽ gây ra mùi hôi khó chịu cho miệng.
→ Viêm nướu: Khi thức ăn không được làm sạch, vi khuẩn sẽ lợi dụng chúng để tấn công nướu gây viêm nhiễm.
→ Răng bị ê buốt, nhạy cảm: Răng khi bị mất đi men răng sẽ rất dễ nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Vì vậy khi bị hở ra ngoài bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn uống.
→ Hỏng, gãy răng: Khi chân răng bị hở, vi khuẩn tấn công rất dễ gây sâu răng. Tình trạng viêm nhiễm răng có thể làm cho răng bị hỏng, lung lay. Nguy hiểm nhất là chúng có thể làm cho răng bị gãy.
→ Gây mất thẩm mỹ: Chân răng bị hở ra ngoài, nhất là với những bạn làm răng sứ kim loại sẽ làm lộ chân răng đen gây mất thẩm mỹ.
4. Răng sứ bị hở phải làm sao để khắc phục?
Khi thấy bản thân có tình trạng răng sứ bị hở thì bạn không nên quá lo lắng mà hãy đến ngay các cơ sở nha khoa để tìm cách khắc phục. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão sứ cũ, điều chỉnh lại cùi răng, lấy dấu hàm mới và thiết kế 1 chiếc răng mới. Cuối cùng thì sẽ lắp răng mới cho bạn để đảm bảo răng sứ không bị hở.
Điều quan trọng nhất để giúp bạn có được một mão sứ mới không bị hở là cần được khắc phục tại một nha khoa uy tín, cùng bác sĩ chuyên môn cao. Tránh việc làm lại quá nhiều lần khiến tốn nhiều chi phí và làm tổn thương răng nướu.
5. Làm sao để hạn chế, ngăn ngừa răng sứ bị hở
Để ngăn ngừa răng sứ bị hở thì bạn cần thực hiện tại nha khoa uy tín, có chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý.
√ Vệ sinh răng miệng khoa học
Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để đảm bảo thức ăn thừa, vi khuẩn được lấy đi hoàn toàn. Những việc làm này sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng tốt nhất, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
Đặc biệt để bảo vệ răng miệng của mình thì bạn nên tới nha khoa khám răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần.
√ Lựa chọn nha khoa uy tín
Lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trang răng sứ bị hở và nhiều biến chứng đáng tiếc khác.