VIÊM CHÂN RĂNG CÓ MỦ: CẢNH BÁO ĐỎ VỀ TÌNH TRẠNG RĂNG MIỆNG
Viêm chân răng có mủ là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng tại chỗ hoặc lan tỏa trong miệng. Viêm chân răng có mủ thường cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề vô cùng nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm chân răng có mủ là gì?
Răng người gồm có 3 phần là men răng, ngà răng và tủy răng với men răng là lớp cứng nhất ngoài cùng và có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận khác của răng. Bên trong là lớp ngà răng và tủy răng với hệ thống mạch máu và dây thần kinh để nối răng với hệ thần kinh của cơ thể thông qua một lỗ ở đầu chân răng.
Chân răng là phần gốc của răng. Nó nằm trong một hốc xương được gọi là xương ổ răng và che phủ bên ngoài xương ổ răng là phần thịt được hay còn được gọi là nướu hoặc lợi. Viêm chân răng có mủ là tình trạng nhiễm trùng ở tủy răng hoặc nướu tạo nên ổ áp – xe ở vị trí xung quanh chân răng, cuống răng hoặc vùng nướu. Tình trạng này rất nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.
Chân răng bị viêm có mủ gồm những triệu chứng nào?
Triệu chứng điển hình khi chân răng bị viêm hình thành túi mủ là cảm giác đau buốt diễn ra ở chân răng và nướu bao quanh răng bị viêm. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và có xu hướng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.
Các triệu chứng khác bao gồm:
– Cơn đau lan ra khắp hàm, đến cả tai hoặc vùng cổ
– Cơn đau có xu hướng tồi tệ hơn khi bạn nằm nghiêng về bên có răng bị viêm
– Đau dữ dội khi nhai hoặc cắn
– Sưng mặt phía bên có răng bị viêm
– Nướu răng sưng to, đỏ, mềm và nóng hơn chỗ khác
– Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt
– Có cảm giác răng bị viêm cao hơn những chiếc răng còn lại
– Răng đổi màu hoặc lung lay
– Hơi thở có mùi hôi, miệng có vị tanh
– Hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới hàm trở nên mềm và sưng to
– Sốt
Nếu khối mủ ở chân răng vỡ, bạn sẽ cảm thấy tình trạng đau giảm đi rất nhiều, thậm chí là thấy nhẹ nhõm hẳn. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy mùi tanh của máu và vị mặn của mủ đang lan ra trong miệng.
Dấu hiệu nhận biết viêm chân răng có mủ
Dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm lợi có mủ là đau răng. Đau như mưng mủ, đau lan khắp hàm, lên tai và cổ. Đau tăng lên khi bạn nhai hoặc không thể nhai ở răng bị ảnh hưởng.
Nướu ở chân răng sưng tấy, mềm, tấy đỏ, đau khi ấn vào. Mặt bên có răng sưng đau, da mặt đỏ và nóng. Răng đau lung lay, có cảm giác răng đau bị chìa ra ngoài, răng bị ngả màu.
Lúc này còn nổi hạch dưới hàm, ở cổ. Đau khi ấn vào hạch, sốt, hơi thở hôi. Khi khối mủ tự vỡ ra, bạn sẽ cảm thấy bớt đau hơn. Ở vùng chân răng có những nốt sùi nổi lên, khi ấn vào có thể chảy ra mủ. Bạn không cảm thấy đau, vì mủ ở chân răng được dẫn lưu theo đường hầm đi từ túi mủ ở vùng chân răng đến nướu.
Nướu bị sưng, to, mềm, đỏ, đau khi ấn vào, dễ chảy máu, đôi khi có mủ ở viền nướu quanh răng.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm chân răng có mủ
Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm chân răng có mủ, bao gồm:
+ Viêm nha chu:
Vệ sinh răng miệng kém, thức ăn đọng lại ở kẽ răng, sâu dưới nướu. không cạo hết, không thường xuyên đi lấy cao răng (cạo vôi răng), vật nhọn đâm vào nướu như tăm có tăm,… là những nguyên nhân gây ra viêm nướu (viêm nướu).
Viêm nướu nếu không được điều trị ngay, nướu bị chảy máu nhiều, thức ăn giữa các kẽ răng lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng nướu. Lúc này chân răng có ổ mủ, áp xe, xương bao quanh chân răng bị tiêu, tụt nướu khiến răng lung lay. Trong trường hợp này, bệnh chuyển từ viêm lợi sang viêm nha chu.
+ Các bệnh về tủy răng:
Răng của bạn có thể bị sâu, do chấn thương hoặc nhiễm trùng quanh răng lâu ngày, lan xuống vùng chân răng, ảnh hưởng đến tủy răng bên trong. Vi khuẩn từ trong ổ răng đi sâu vào trong tủy răng, lỗ thủng lớn khiến cùi răng tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào dọc theo chân răng, theo thời gian tủy răng bị nhiễm trùng và chết.
Nếu tình trạng viêm tủy răng diễn ra lâu ngày, viêm nhiễm lan sâu vào vùng chân răng sẽ dẫn đến áp xe chân răng và chóp. Đây là giai đoạn bệnh đã khá nặng.
Nếu tình trạng nhiễm trùng ở chân răng không được điều trị, theo thời gian nhiễm trùng sẽ lan rộng ra toàn bộ chân răng, sang các chân răng khác. Cuối cùng, nó lan đến nướu bao quanh răng, tạo nên tình trạng tiêu xương hàm, răng lung lay và phải nhổ bỏ.
Nguy hiểm nhất là vi khuẩn trong túi mủ này sẽ di chuyển vào máu, gây nhiễm trùng huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng.
+ Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng viêm chân răng có mủ:
Một số trường hợp như răng mọc lệch lạc, chấn thương khớp cắn, sử dụng thuốc, do nội tiết, tiểu đường, sức đề kháng của cơ thể kém… cũng có thể gây ra tình trạng viêm chân răng có mủ.
Phương pháp điều trị chân răng bị viêm
Để điều trị viêm chân răng có mủ, các nha sĩ thường tsẽ làm sạch vị trí bị nhiễm trùng và giảm đau. Tùy thuộc vào triệu chứng của bạn mà nha sĩ có thể đề nghị bạn chụp X-quang nhằm xác định vị trí và đánh giá xem liệu các khu vực lân cận có bị lây nhiễm hay không.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
+ Dẫn lưu khối mủ: Nha sĩ sẽ thực hiện một vết cắt nhỏ ngay vị trí chân răng bị viêm để dẫn lưu khối mủ. Sau đó, họ sẽ tiến hành làm sạch khu vực bị viêm nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm lây nhiễm ra xung quanh.
+ Lấy tủy răng: Nha sĩ thường tiến hành lấy tủy răng nhằm giữ lại những chiếc răng bị sâu hay răng có chân bị viêm bằng cách khoan một lỗ nhỏ trên răng rồi tiến hành loại bỏ dây thần kinh, tủy răng. Bên trong răng bị lấy tủy sẽ được làm sạch trước khi trám lại hoặc bọc răng sứ.
+ Nhổ răng: Nếu tình trạng viêm quá nghiêm trọng khiến răng bị hỏng nặng, bạn có thể được chỉ định nhổ bỏ răng, sau đó tiến hành làm sạch khu vực bị viêm.
+ Dùng kháng sinh: Nếu phần viêm ở chân răng đã lan rộng ra xung quanh hoặc hệ miễn dịch của bạn không đủ khả năng chống lại tình trạng nhiễm trùng, bạn sẽ phải dùng kháng sinh có kê đơn.
+ Tiểu phẫu loại bỏ dị vật: Nếu tình trạng viêm chân răng của bạn là do dị vật (xương cá, lông bàn chải…) gây ra, nha sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ nó và làm sạch khu vực bị viêm.
Một số cách phòng tránh viêm chân răng có mủ
Để phòng tránh bạn cần thực hiện vệ sinh kỹ càng răng miệng hai lần một ngày, sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm tre để lấy thức ăn thừa. Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, thực hiện đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các tình trạng sức khỏe răng miệng.
Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý tốt cho sức khỏe răng miệng, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường hoặc có nhiều axit, đồ cay nóng và đồ lạnh. Bên cạnh đó bổ sung thêm canxi, vitamin từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng như: trứng sữa, đậu, nấm,…