Ưu và nhược điểm niềng răng mắc cài sứ nên cân nhắc trước khi lựa chọn

Chia sẻ trên :
29-08-2023 Thùy Lương

Niềng răng mắc cài sứ là kỹ thuật chỉnh nha hạn chế tình trạng lộ mắc cài mà vẫn duy trì hiệu quả niềng răng cao. Vậy niềng răng mắc cài bằng sứ là gì? Có những loại mắc cài nào, ưu nhược điểm của mắc cài sứ là gì? Niềng răng mắc cài sứ thực hiện như thế nào? 

Thông qua bài viết dưới đây, Sea Dental sẽ giới thiệu đến bạn những ưu nhược điểm niềng răng mắc cài sứ bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn nhé! 

1. Niềng răng mắc cài sứ là gì?

niềng răng mắc cài sứ là gì

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp chỉnh nha sử dụng khí cụ chỉnh nha bằng sứ có nguyên tắc hoạt động tương tự như chỉnh nha bằng kim loại. Sự khác biệt là các khí cụ chỉnh nha bằng kim loại được thay thế bằng các khí cụ chỉnh nha bằng sứ. 

Niềng răng mắc cài bằng sứ bao gồm các mắc cài sứ được gắn vào bề mặt răng và dây cung được đặt trong các rãnh của mắc cài. Mắc cài sứ có màu trắng trong suốt gần giống với răng thật nên ít gây chú ý hơn so với niềng răng mắc cài truyền thống.

2. Phân loại niềng răng mắc cài sứ

Hiện nay có 3 loại niềng răng mắc cài sứ bao gồm mắc cài sứ truyền thống, niềng răng bằng mắc cài sứ tự động, niềng răng bằng mắc cài sứ dây trong. 

2.1 Niềng răng mắc cài sứ truyền thống

Niềng răng mắc cài sứ truyền thống

Mắc cài sứ truyền thống có 2 loại bao gồm mắt sứ thường và mắc cài sứ pha lê. Mỗi phương pháp niềng sẽ có cơ chế hoạt động và nguyên vật liệu khác nhau. 

Mắc cài sứ thường có nguyên tắc hoạt động như mắc cài kim loại truyền thống. Phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ truyền thống dùng dây cung, mắc cài và dây thun để có thể đẩy răng về đúng vị trí. Mắc cài sứ thường có nguyên vật liệu làm từ sứ nguyên chất và gắn chặt toàn bộ trên răng. 

Còn đối với mắc cài sứ pha lê chỉ khác biệt ở chất liệu mắc cài còn cơ chế hoạt động thì tương tự mắc cài sứ thường. Đặc biệt, mắc cài sứ pha lê được chế tác từ pha lê cao cấp cứng hơn chất liệu sứ thông thường. 

2.2 Niềng răng mắc cài sứ tự động (tự buộc)

mắc cài sứ tự buộc

Mắc cài sứ tự động là phương pháp niềng răng không cần đến dây chun nhưng vẫn tạo được lực siết cho toàn bộ răng. Dây cung sẽ tự động trượt trong rãnh mắc cài mà bạn không cần phải lo điều chỉnh. Bên cạnh đó, bạn sẽ không cần phải thay dây chun thường xuyên và lo lắng sẽ bị bung tuột khỏi dây cung. 

Tuy nhiên, giá thành mắc cài sứ tự động cao hơn so với các loại còn lại. Đồng thời mắc cài sứ tự buộc có chốt niềng răng khá lớn nên có thể gây khó chịu, vướng víu cho người niềng. 

2.3 Niềng răng mắc cài sứ dây trong

Niềng răng mắc cài sứ dây trong

Niềng răng mắc cài sứ dây trong có chất liệu được chế tác từ dây niken có màu trong suốt/màu trắng. Do đó, khi bạn có niềng răng thì người khác cũng khó có thể phát hiện ra. Tuy nhiên, mắc cài sứ dây trong có độ bền cực kỳ thấp và dễ vỡ. 

3. Đối tượng nào có thể niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ phù hợp với một số trường hợp đối tượng như: 

  • Những người có răng mọc không đều, mọc lệch vị trí trên cung hàm. 
  • Những người có răng mọc lệch hoặc mọc ngược, răng khểnh, răng mọc chen ngang các răng khác.   
  • Những người bị sai lệch khớp cắn từ những ca nhẹ đến nghiêm trọng. 
  • Những người có răng phát triển hướng vào trong hay ra ngoài khiến tình trạng hô móm trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Những người có răng thưa khiến kẻ thức ăn bám dính gây nên tình trạng sâu răng, hoặc hôi miệng. 

    răng mọc lệch vào trong

4. Ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng bằng mắc cài sứ được ưa chuộng và phổ biến hiện nay do một số ưu điểm của phương pháp này. Bên cạnh đó, phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ còn có một số nhược điểm cụ thể như sau: 

4.1 Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật mà phương pháp niềng răng mắc cài sứ đem đến khi khách hàng sử dụng cụ thể như: 

  • Đảm bảo hiệu quả: Nhìn chung niềng răng bằng mắc cài sứ hoặc mắc cài truyền thông hay thông thường đều có hiệu quả hoàn toàn giống nhau. Bởi vì các loại mắc cài đều có nguyên lý hoạt động chỉnh nha giống nhau chỉ khác chất liệu. Do đó, niềng răng mắc cài sứ sẽ hoàn toàn khắc phục được các khiếm khuyết của răng và khớp cắn khi được thực hiện lắp đặt đúng cách. 
  • Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài sứ có màu sắc trắng trong gần trùng với màu răng thật. Do đó đây chính là một trong những ưu điểm nổi bật của loại mắc cài này. Với màu sắc gần giống với màu răng thật nên hạn chế được tình trạng bị lộ khi niềng. Ngay cả những người đứng gần cũng sẽ khó nhận ra bạn đang thực hiện niềng răng. 
  • Đảm bảo an toàn: Mắc cài bằng sứ có nguyên vật liệu chế tác từ sứ nguyên chất nên đảm bảo được sự lành tính với người sử dụng. Với chất liệu lành tính, khi đeo mắc cài bạn sẽ không bị kích ứng hoặc bị viêm lợi. Do đó, với những người có cơ địa nhạy cảm cũng hoàn toàn yên tâm khi niềng răng bằng mắc cài sứ.

niềng răng thẩm mỹ

4.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm được liệt kê trên thì niềng răng mắc cài sứ cũng còn một số nhược điểm hạn chế cụ thể như: 

  • Dễ vỡ hơn mắc cài kim loại: Về thẩm mỹ, mắc cài sứ nhìn đẹp hơn mắc cài kim loại nhưng rất dễ nứt vỡ khi có sự va đập mạnh. Cụ thể như ăn đồ ăn hơi cứng, hoặc tai nạn va chạm mặt. Do đó, khi niềng răng bằng mắc cài sứ bạn cần phải giữ gìn thật cẩn thận để không gây hại cho mắc cài. Tuy nhiên khoa học ngày nay phát triển rất mạnh nên mắc cài sứ cũng được cải thiện rất nhiều về độ bền nên nhược điểm dễ vỡ này cũng dần được khắc phục.
  • Cảm thấy khó chịu: Trong thời gian đầu niềng răng bằng mắc cài sứ sẽ khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân chính đó là do sự va chạm với các vùng mềm trong miệng nên gây ra vết thương, cộm, vướng víu khi niềng. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Bởi vì chỉ sau một thời gian nhất định bạn sẽ quen dần với cảm giác khó chịu này. 

niềng răng mắc cài sứ có dễ vỡ không

5. Các loại dây cung thường dùng trong niềng răng mắc cài sứ

Đối với niềng răng bằng mắc cài sứ được sử dụng 2 loại dây cung cụ thể là dây cung bằng thép không gỉ và dây cung niken trong. Mỗi loại dây cung đều có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng yêu cầu của người dùng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay dây dung Niken trong lại được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn bởi nó có màu trong suốt nên mang lại tính thẩm mỹ cao khi niềng. Hãy cùng tìm hiểu từng loại dây cung dưới đây để tìm ra mẫu nào phù hợp với yêu cầu của bạn nhé!  

5.1 Dây cung bằng thép không gỉ

Dây cung bằng thép không gỉ có độ bền sử dụng trong thời gian dài khá cao và rất cứng cáp. Do đó, dây cung bằng thép không gỉ có thể kéo răng về đúng với vị trí vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, dây cung bằng thép không gỉ không mang tính thẩm mỹ cao, rất dễ lộ liễu khi lắp trên răng nên ảnh hưởng nhiều khi người khác dễ dàng nhìn thấy mắc cài. Do đó, dây cung bằng thép không gỉ không có quá nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi vì tính thẩm mỹ không được cao. 

Dây cung bằng thép không gỉ

5.2 Dây niken trong

Trái ngược hoàn toàn với dây cung bằng thép không gỉ, dây cung niken trong lại được nhiều người quan tâm và sử dụng hơn. Bởi vì dây niken trong có màu trong suốt rất gần với màu thật nên không dễ dàng bị lộ. Do đó khi kết hợp dây niken trong với mắc cài sứ là bộ đôi hoàn hảo giúp khó bị lộ khi niềng răng. Tuy nhiên, dây niken trong có một nhược điểm đó là không cứng chắc bằng dây thép không gỉ nên tốn nhiều thời gian hơn khi đưa răng về đúng vị trí như mong muốn. 

Dây cung niềng răng niken trong

6. Thời gian niềng răng mắc cài sứ bao lâu?

Thời gian đeo niềng răng mắc cài sứ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng răng ban đầu hoặc quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng. Thông thường, thời gian niềng răng bằng mắc cài sứ sẽ dao động từ 12 – 40 tháng để có được kết quả và hiệu quả hoàn chỉnh. Dưới đây là một số yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến thời gian niềng răng cụ thể như: 

6.1 Tình trạng khiếm khuyết của răng

Thời gian niềng răng mắc cài sứ nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng khiếm khuyết ban đầu của răng. Với những trường hợp khiếm khuyết nặng thì thời gian niềng sẽ dao động từ 3-5 năm đến khi có kết quả hoàn chỉnh. Ngược lại với trường hợp khiếm khuyết nhẹ sẽ có khoảng thời gian niềng răng từ 1-2 năm đến khi có kết quả hoàn chỉnh. Do đó, có thể thấy với những trường hợp tình trạng răng ban đầu nặng hơn sẽ có thời gian niềng lâu hơn so với tình trạng nhẹ. 

6.2 Chăm sóc răng miệng khi niềng

các bước vệ sinh răng niềng hiệu quả

Quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian niềng răng. Nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng răng mắc cài sứ. Tuy nhiên, nếu không tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ khiến mắc cài dễ bị bung và tốn nhiều thời gian để gắn lại và niềng răng. Ngoài ra, trong quá trình niềng răng nếu chăm sóc răng miệng không tốt sẽ khiến bạn dễ mắc một số bệnh răng miệng. Điều này sẽ dẫn đến việc phải điều trị bệnh lý và kéo dài thời gian niềng. 

Lưu ý trong quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng răng sứ

  • Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp trong suốt quá trình niềng răng. Bởi vì tình trạng răng ố vàng, viêm lợi, nhiệt miệng, hôi miệng thường xuyên xảy ra. Do đó, bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour hoặc nguồn gốc thảo dược để làm sạch răng miệng trong khi niềng răng. 
  • Chải răng và chải mắc cài đúng cách. Đầu tiên, chải từ phía trên nướu nhẹ nhàng với độ nghiêng vừa phải. Sau đó, từ từ vuốt dọc theo toàn bộ bề mặt của răng. Tiếp theo, đánh theo chiều lên xuống hoặc vòng tròn toàn bộ bề mặt của răng và giữa mỗi mắc cài sứ. 
  • Sử dụng bàn chải chuyên dụng cho kẽ răng khi niềng răng mắc cài sứ. Bàn chải chuyên dụng có cấu tạo nhỏ nhắn, dễ dàng luồn lách qua các vị trí khe niềng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa. 
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, không ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Ngoài ra, hạn chế thức ăn có chứa lượng đường cao bởi vì chúng có thể gây ra tình trạng bị sâu răng. 

Tìm hiểu thêm: CHIA SẺ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CÁCH VỆ SINH RĂNG NIỀNG HIỆU QUẢ

Tổng kết

Thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được niềng răng là gì và những ưu nhược điểm niềng răng mắc cài sứ. Niềng răng mắc cài sứ được nhiều người tin dùng lựa chọn hiện nay bởi tính thẩm mỹ cao và độ an toàn hiệu quả. 

Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ niềng răng bằng mắc cài sứ thì không nên bỏ qua Sea Dental. Chúng tôi tự hào là cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giỏi, kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Đồng thời, trang thiết bị niềng răng tại Sea Dental hiện đại đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 

Bài viết liên quan

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign Invisalign – Thương hiệu nổi tiếng trong ngành chỉnh nha toàn cầu, vừa giới thiệu dòng sản phẩm mới Essentials by Invisalign. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai đang muốn niềng răng trong suốt và tình trạng răng […]

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

messMessenger zaloChat Zalo callGọi ngay