TRỒNG RĂNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG BIỆN PHÁP NÀO LÀ HỢP LÝ NHẤT?
Khi lớn tuổi, các khớp xương của con người sẽ bị thoái hóa, răng bị lung lay và rụng dần… Mất răng đồng nghĩa với việc ăn nhai gặp khó khăn và điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Do đó, trồng răng giả cho người cao tuổi là việc làm cần thiết để đảm bảo chức năng ăn nhai.
1. Các biện pháp trồng răng cho người cao tuổi
Hiện nay, trong nha khoa có 2 phương pháp trồng răng cho người cao tuổi, đó là:
* Răng giả tháo lắp:
Răng giả tháo lắp hay còn gọi là hàm giả tháo lắp thường được áp dụng cho những trường hợp bị mất nhiều răng hoặc mất nguyên hàm răng. Hàm giả tháo lắp giúp lấp đầy những khoảng trống trên hàm do mất răng gây ra khiến cho việc ăn nhai được thuận lợi hơn.
Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình được ứng dụng lâu đời nhất trong nha khoa, sử dụng dễ dàng và có chi phí thấp. Tuy nhiên, do phải thường xuyên tháo lắp để vệ sinh răng miệng nên hàm tháo lắp cũng gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng như: làm mất thời gian của khách hàng, sau một thời gian sử dụng có thể bị ngấm dịch từ thức ăn nên gây ra mùi hôi khó chịu, đặc biệt là sẽ bị lỏng lẻo gây bất lợi cho hoạt động ăn nhai nên phải tới nha khoa chỉnh lại hoặc làm lại hàm mới.
* Răng giả cố định:
Đây là cách trồng răng giả cố định trên khung xương hàm, không thể tháo ra trong quá trình sử dụng. Thường được áp dụng trong mọi trường hợp mất răng.
Trồng răng cố định được sử dụng phổ biến trong nha khoa, răng trồng đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và mang lại tính thẩm mỹ cao hơn phương pháp răng giả tháo lắp. Răng có tuổi thọ cao, thường duy trì được trong khoảng từ 20 – 30 năm và đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, trồng răng cố định có nhiều phương pháp phục hình như:
- Trồng răng với hàm giả cố định: được sử dụng cho trường hợp mất một nhóm răng liền kề hoặc mất nguyên hàm răng.
- Trồng răng cố định với phương pháp làm cầu răng sứ: được áp dụng để phục hình cho các trường hợp bị mất một hoặc ít răng, răng bị sứt mẻ hay gãy đỗ gây mất thẩm mỹ, răng bị sâu.
- Trồng răng cố định với phương pháp cấy ghép implant: đây là giải pháp được áp dụng để phục hình cho mọi trường hợp bị mất răng.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp trồng răng cho người cao tuổi đều nên tới nha khoa khám trực tiếp vì chỉ có qua thăm khám bác sĩ mới giúp bệnh nhân xác định được phương pháp phù hợp.
2. Nên trồng răng cho người cao tuổi bằng phương pháp nào?
Hiện nay, trồng răng giả cho người cao tuổi bằng công nghệ Implant 4S là hiện đại nhất giúp phục hình răng cho người cao tuổi hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, do cấy ghép implant là phương pháp có kỹ thuật phức tạp đòi hỏi bệnh nhân phải đủ điều kiện mới có thể thực hiện được nên ngoài phải đảm bảo được vấn đề sức khỏe, cần phải kiểm tra tình trạng xương hàm xem có đủ yêu cầu để trồng răng cố định không.
- Nếu mật độ xương hàm đảm bảo đủ bề rộng và chiều sâu để tích hợp và cố định vững chắc chân trụ implant thì có thể thực hiện cấy implant ngay.
- Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị mắc bệnh lý tiêu xương, mật độ xương hàm không đủ thì cần phải thực hiện cấy xương nhân tạo trước khi cấy chân trụ implant.
Do vậy, để đảm bảo an toàn và có hiệu quả cao thì bệnh nhân nên tới nha khoa khám trực tiếp, thông qua thăm khám và chụp phim bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên bổ ích.
3. Giá làm răng giả cho người già theo phương pháp này là bao nhiêu?
Rất khó để nói chính xác giá làm răng giả cho người cao tuổi bởi chi phí cấy ghép implant phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng miệng, loại mão răng sứ lựa chọn và số lượng răng cần phục hình. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ bảng phí dịch vụ trồng răng giả cho người cao tuổi bằng phương pháp Cấy ghép implant và Hàm giả tháo lắp đang được áp dụng tại nha khoa Đông Nam Á để khách hàng tham khảo:
Bảng phí dịch vụ trồng răng cho người già theo phương pháp cấy ghép implant:
Bảng phí dịch vụ trồng răng cho người già theo phương pháp làm Hàm giả tháo lắp: