TRÁM BÍT HỐ RÃNH – GIẢI PHÁP TUYỆT VỜI GIÚP NGĂN CHẶN SÂU RĂNG Ở TRẺ EM

Bệnh sâu răng ở trẻ em thường xảy ra sớm ở các mặt hố rãnh. Bởi vì đây là nơi thức ăn và các mảng bám thường đọng lại nên rất khó làm sạch. Chính vì vậy, nhiều quý phụ huynh quan tâm tới các vấn đề chăm sóc răng miệng trẻ em, đặc biệt vấn đề phòng ngừa sâu răng ở trẻ em. 

Một trong những phương pháp ngăn chặn sâu răng tốt nhất ở trẻ đó là trám bít hỗ rãnh. Bài viết dưới đây nha khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về kỹ thuật trám bít hố rãnh

Tại sao răng thường sau bắt đầu sâu từ và hố rãnh ?

kỹ thuật trám bít hố rãnh

Nhiều quý phụ huynh thường thắc mắc tại sao sâu răng thường sâu từ hố và rãnh. Dưới đây là 2 lý do giải thích cho việc vì sao sâu răng thường bắt từ hố và rãnh. 

  • Do cấu trúc hố và rãnh dễ lưu giữ thức ăn và mảng bám. Các bề mặt nhai có các khe nứt thường sâu và hẹp. Điều này khiến lông bàn chải đánh răng rất khó hoặc gần như không thể chạm tới để làm sạch các rãnh. Lâu dần, các khe nứt này trở thành nơi ẩn náu của thức ăn, mảng bám và bắt đầu hình thành sâu răng. 
  • Do lớp men răng của răng sữa ở trẻ mới mọc lên chưa trưởng thành. Lớp men răng giúp thức ăn dễ thẩm thấu hơn nên dễ bị sâu răng và khả năng chống sâu răng rất kém. Trong quá trình trưởng thành, tính thấm của men răng sẽ giảm và trở nên chắc chắn hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải bảo vệ bề mặt của răng mới mọc cho bé để nâng cao tuổi thọ. 

Tóm lại, răng của trẻ có men răng yếu và hố rãnh sâu nên khó mà làm sạch hết bằng cách vệ sinh thông thường. Đây cũng là sự khác biệt của răng trẻ em và răng người lớn trong việc dự phòng sâu răng. 

Tìm hiểu thêm: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CHÂN RĂNG BỊ ĐEN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Phương pháp trám bít hố rãnh là gì ? 

Kỹ thuật trám bít hố rãnh rất đơn giản và hoàn toàn không gây đau đớn. Thời gian thực hiện phương pháp chỉ mất 1 vài phút nhanh chóng. Khi trám bít hố rãnh, các nha sĩ sẽ sử dụng một vật liệu có tên gọi là Sealant. Đây là một lớp nhựa trong hay có màu, được dán lên men răng giúp ngừa sâu răng. 

Lớp nhựa trong này có tác dụng bảo vệ các bề mặt có khe nứt, đặc biệt ở các răng sau. Chất bị kín sẽ chảy vào tất cả các hệ thống ở rãnh và đưa mọi thứ đến một mặt phẳng đồng đều. Điều này sẽ giúp cho việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn và loại bỏ được thực phẩm bị mắc kẹt trong các rãnh này.  

Tuy nhiên, trám bít hố rãnh chỉ được áp dụng trên răng chưa có tình trạng sâu. Nếu răng đã sâu thì giải pháp tối ưu nhất đó là hàn răng cho trẻ. 

sealant

Quy trình thực hiện phương pháp trám bít hố rãnh 

Ban đầu, các bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán để đưa ra các chỉ định trám hố rãnh phù hợp với từng bé. Tuy nhiên, không phải răng có khe nứt nào cũng cần phải trám hố rãnh. Dưới đây là quy trình thực hiện kỹ thuật trám bít hố rãnh cơ bản: 

  • Bước 1: Đánh bóng bề mặt trám bằng chổi và bột Bio. Việc đánh bóng giúp đảm bảo không còn bất kỳ mảng bám hay vun thức ăn nào còn sót trong hố rãnh. Từ đó, lớp nhựa trong sẽ được tăng khả năng bám dính và chống sâu răng cao hơn. 
  • Bước 2: Bôi Etching lên bề mặt men được dán lớp nhựa trong. Bác sĩ sẽ phủ rộng Etching ra hết rìa của nơi cần trám bít để tạo mối vi lưu cơ học. 
  • Bước 3: Rửa sạch Etching được dưới tia nước thật kỹ từ 1-2 phút. Bác sĩ cần đảm bảo lấy sạch hết etching để tạo điều kiện cho bám dính sau này. 
  • Bước 4: Bơm Sealant lên bề mặt đã được xói mòn bằng etching. Sau đó, dùng thám trâm vuốt lớp nhựa trong để ngăn tạo bọt và tăng tính chảy vào hố răng. Điều này giúp tránh thiếu sốt ở các hố rãnh không được phủ hoàn toàn. 
  • Bước 5: Chiếu đèn khoảng 20 s vào vùng đặt vật liệu. Ánh sáng của đèn chiếu sẽ giúp Sealant chuyển từ dạng lỏng sang dạng cứng chắc giúp bám chặt vào bề mặt hố rãnh hơn.

Phương pháp trám bít hố rãnh là gì

Lợi ích sau khi trám bít hố rãnh 

Hố rãnh sau khi được làm sạch và trám bít lại sẽ làm các bề mặt nhai bằng phẳng hơn. Do đó, các bé sẽ dễ làm sạch răng của mình bằng bàn chải đánh răng thông thường. Cặn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn sẽ không có chỗ ẩn náu. Vì vậy, sẽ dễ dàng kiểm soát và phòng ngừa được sự sâu răng toàn diện ở trẻ. 

Sau khi răng được trám bít, tổn thương sâu răng sẽ sớm dừng lại và sự hồi phục lên đến 89%. Việc trám bít hố rãnh sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng mòn men răng ở trẻ. 

Trám bít hố rãnh sẽ có tác dụng tăng sức đề kháng với răng sâu, tăng tái khoáng hóa men và ngà tổn thương. Kỹ thuật này giúp thay đổi thành phần vi khuẩn và các sản phẩm chuyển hóa từ mảng bám. Sau khi miếng trám bong tróc thì vẫn còn một ít vật liệu bám lại ở phần sâu của rãnh và vẫn có tác dụng phòng ngừa sâu răng.

Nha khoa Đông Nam Á đã giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về phương pháp trám bít hố rãnh. Đồng thời, các quý phụ huynh cũng nắm được quy trình cơ bản khi trám bít hố rãnh ở trẻ. Bố mẹ nên quan tâm và lưu ý vấn đề này sớm để tránh tình trạng sâu răng ở răng xảy ra ở trẻ.

Bài viết cùng chuyên mục