Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiêu xương răng khi đang niềng
Tiêu xương răng là một trong những bệnh về răng miệng. Bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của răng, sức khỏe người bệnh và tính thẩm mỹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này trong đó có tiêu xương răng khi đang niềng. Vậy dấu hiệu của bệnh này biểu hiện như thế nào và cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây!
1. Tiêu xương răng là gì ?
Trong y học, tiêu xương răng là hiện tượng suy giảm về chiều cao, mật độ, số lượng răng hoặc thể tích xung quanh răng hoặc của xương ổ răng. Xương ổ răng chỉ là một tổ chức muối khoáng sinh học, khá mềm nên dễ bị tiêu hõm, đặc biệt là khi có khoảng trống hoặc bị nấm, vi khuẩn tấn công.
Dấu hiệu tiêu xương răng khi niềng răng thể hiện như sau:
– Xương ở vùng mất răng bị thu hẹp về độ cao hoặc kích thước;
– Xương hàm bị hạ thấp ở vùng răng bị mất;
– Bị tụt lợi, nướu sưng, viêm, chảy máu chân răng;
– Răng bị lung lay, đau khi nhai.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương khi đang niềng
Tiêu xương khi đang niềng là một bệnh khá phổ biến ở những người đi niềng răng. Niềng răng là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt, đem lại vẻ đẹp hoàn mỹ hơn. Tuy nhiên trong quá trình niềng răng thường sẽ phải nhổ bớt răng. Điều này có nguy cơ rất lớn đến bệnh tiêu xương răng ở những người niềng răng. Thông thường, nguyên nhân gây ra tiêu xương ở người niềng răng chủ yếu ở những lý do sau đây:
2.1. Vệ sinh răng miệng không tốt
Vệ sinh sạch sẽ răng miệng là điều cần thiết và phải đặc biệt chú ý hơn khi niềng răng. Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách sẽ gây ra những mảng bám ố vàng trên răng. Tạo điều kiện cho các bệnh lý về răng miệng thuận lợi phát triển như viêm chân răng, viêm nha chu… vết viêm lan vào trong tủy xương dẫn đến tình trạng viêm xương răng.
Vì vậy, khi niềng răng người bệnh nên vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ, tránh tình trạng viêm nha chu.
2.2. Chưa điều trị dứt điểm bệnh lý về nha chu trước khi tiến hành niềng
Viêm nha chu là bệnh lý khá phổ biến của răng miệng. Biểu hiện của bệnh là:
- Răng miệng có mùi khó chịu, hơi thở hôi.
- Chảy máu chân răng, lợi viêm đỏ, xuất hiện các mảng bám, cao răng ở chân răng.
- Túi lợi có mủ hoặc dịch chảy ra khi ấn vào.
- Răng dễ bị lung lay, dịch chuyển; đau khi nhai.
Bệnh về viêm nha chu tiến triển thầm lặng, thường các dấu hiệu bệnh dễ bị bỏ qua, đến khi phát hiện thì đã diễn tiến nặng.
Khi bị viêm nha chu dễ gây viêm chân răng, ảnh hưởng đến tổ chức, cấu trúc xương răng, viêm ổ răng, nặng hơn có thể gây tiêu xương răng. Đặc biệt đối với người đi niềng răng, nguy cơ bị ảnh hưởng của viêm nha chu lớn hơn do ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết quả niềng răng. Vì vậy trước khi có ý định đi niềng răng cần thăm khám bác sĩ nha khoa cẩn thận và điều trị dứt điểm các bệnh lý về nha chu.
2.3. Mất cân bằng chuyển hóa hình thành cấu trúc xương
Một trong những nguyên nhân gây bệnh lý tiêu xương răng ở người đi niềng đó là mất cân bằng chuyển hóa hình thành cấu trúc xương.
Mất cân bằng chuyển hóa hình thành cấu trúc xương là hiện tượng bồi đắp canxi của cơ thể cho xương bị chậm, mật độ khoáng chất trong xương thấp, cơ thể thiếu hụt lượng canxi. Lúc này sức đề kháng của cơ thể giảm sút, khiến quá trình tiêu hàm diễn ra nhanh hơn.
2.4. Niềng sai kỹ thuật
Niềng răng sai kỹ thuật không những không đem lại một hàm răng kém thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương răng.
Vì vậy trong quá trình niềng răng, nha sĩ cần lưu ý sử dụng đúng kỹ thuật niềng. Quy trình niềng răng được kiểm định khắt khe và rõ ràng. Tránh trường hợp khi niềng răng làm sai thao tác dẫn đến các biến chứng về răng miệng, trong đó có tiêu xương hàm răng khi niềng. Bệnh lý tiêu xương khi niềng răng rất khó điều trị, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả niềng răng. Khiến cho răng bị lung lay và mất răng.
3. Cách phòng tránh tiêu xương răng khi đang niềng
Tiêu xương răng có niềng răng được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên cần phải điều trị khỏi mới nên niềng. Để phòng tránh các bệnh về răng miệng và đặc biệt là tiêu xương hàm răng khi niềng răng cần thực hiện như sau:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi niềng răng và sau khi niềng răng
Khi đi niềng răng, người bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ. Không nên đánh răng quá mạnh. Nên sử dụng nước súc miệng và dụng cụ vệ sinh chuyên dùng.
Cần chú ý khi đang niềng răng không ăn đồ cứng và khó vệ sinh. Tránh các thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ khi có các dấu hiệu tiêu xương răng khi niềng răng.
Xem thêm: CHIA SẺ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CÁCH VỆ SINH RĂNG NIỀNG HIỆU QUẢ
Thăm khám bác sĩ trước, trong và sau khi niềng răng
Trước khi tiến hành niềng răng, người bệnh cần tới bác sĩ nha khoa để khám tổng quát. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng hàm mặt, mật độ răng của bạn để từ đó đưa ra kế hoạch niềng cụ thể. Nếu răng miệng bị mắc các bệnh lý về răng miệng cần được điều trị khỏi hoàn toàn mới tiến hành niềng. Đặc biệt chú ý những bệnh về viêm nha chu, bệnh viêm lợi, viêm ổ răng… Những người mắc bệnh này thì nguy cơ cao sẽ bị tiêu xương hàm khi niềng răng.
Niềng răng đúng quy trình, kỹ thuật
Tránh tiêu xương răng trong trường hợp này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của bác sĩ tiến hành niềng răng. Vì vậy để hạn chế tối đa bị tiêu xương răng khi niềng, bạn cần lựa chọn phòng khám uy tín và có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao.
Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ phẫu thuật một lần, được vô trùng. Khoang miệng cũng được rửa và tiệt trùng mới tiến hành niềng răng.
Sau khi niềng răng, ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, đúng cách; người bệnh phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Trường hợp chưa đến hẹn mà răng có vấn đề thì cũng phải tới gặp bác sĩ. Tránh trường hợp tự xử lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bài viết vừa cung cấp cho độc giả những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương răng khi đang niềng và cách phòng tránh. Để quá trình niềng răng được hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo đúng quy trình của bác sĩ.