Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng thiếu răng bẩm sinh
Mặc dù không phổ biến nhưng thiếu răng bẩm sinh lại là căn bệnh vô cùng nghiêm trọng. Nó khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng tự ti thậm chí còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Vậy nguyên nhân của căn bệnh thiếu răng này là gì? Làm sao để khắc phục thiếu răng từ khi sinh ra? Cùng Nha khoa Sea Dental tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân của thiếu răng bẩm sinh
Thiếu răng bẩm sinh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như sau:
Do di truyền
Đây là nguyên nhân phổ biến và thường thấy nhất của tình trạng thiếu răng. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh thiếu răng thì hoàn toàn có thể truyền lại đời sau. Ngoài ra, yếu tố về ô nhiễm cũng góp phần không nhỏ dẫn đến bệnh này.
Do bệnh khi mang thai
Thêm vào đó, một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh đó là do người mẹ mắc bệnh khi mang thai. Đặc biệt đó là bệnh sởi Rubella.
Do tác động khách quan
Bên cạnh đó thì chúng ta cũng không loại trừ một số nguyên nhân khác làm mất đi răng của bé. Đó có thể là những hội chứng bệnh như Down, Rieger, Hajdu-Cheney,…
Ngoài ra, những tác động làm ảnh hưởng đến mầm răng, cũng sẽ khiến cho răng bị mọc không đầy đủ. Hơn nữa, nếu người mẹ hút thuốc khi mang thai hoặc uống thuốc độc hại như Thalidomide thì cũng có thể dẫn đến mất răng.
Đó là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh. Tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng mà nó đem lại cho bệnh nhân.
Thiếu răng bẩm sinh gây ảnh hưởng gì?
Với trình độ y học hiện đại thì hiện tượng thiếu răng bẩm sinh không còn xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp đã bị mắc phải và để lại nhiều ảnh hưởng tác động đến bệnh nhân.
Mất thẩm mỹ
Thiếu răng bẩm sinh có thể khiến nụ cười của người bị ảnh hưởng trở nên ít hấp dẫn hơn, gây mất tự tin khi giao tiếp và thể hiện bản thân. Về lâu về dài còn khiến ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý bệnh nhân.
Tiêu xương
Bên cạnh đó tình trạng thiếu răng có thể gây tiêu xương ở vị trí răng bị thiếu. Trầm trọng còn dẫn đến sụt lún xương hàm, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt và mất cân đối.
Phát âm không chuẩn
Cùng với đó, thiếu răng từ khi sinh ra còn có tác động đến việc phát âm của trẻ. Từ đó gây khó khăn trong giao tiếp với người đối diện.
Âm thanh khi nói được tạo thành nhờ sự cộng hưởng trong khoang miệng. Thế nên, nếu mất đi răng sẽ làm mất đi sự cộng hưởng và làm cho âm thanh không rõ ràng.
Nguy cơ mắc bệnh lý về răng
Ngoài ra, tác động khác của tình trạng thiếu răng đó chính là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. Trong đó phổ biến là những bệnh lý như là sâu răng, viêm nướu, chảy máu nướu và các bệnh lý khác.
Không chỉ vậy, tình trạng thiếu răng từ khi còn nhỏ còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm chức năng nhau. Từ đó, thức ăn không thể nhai kỹ sẽ vô hình tạo áp lực rất lớn dành cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
Cách khắc phục
Ngày nay, với trình độ chuyên môn cao và thiết bị máy móc hiện đại, tình trạng thiếu răng đã có thể được khắc phục. Tùy thuộc vào tình hình của khách hàng mà bác sĩ điều trị sẽ có liệu pháp xử lý phù hợp.
Cấy răng Implant
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ cấy chân răng nhân tạo vào trong xương hàm bị thiếu bằng chất liệu Titanium. Sau đó sẽ chờ thời gian khoảng từ 4 đến 6 tháng khi mà chân răng nhân tạo thích nghi sẽ tiến hành thêm các bước tiếp theo.
Ưu điểm của phương pháp cấy răng Implant đó là hỗ trợ người bệnh có thể sử dụng như răng thật. Hơn nữa, tính thẩm mỹ cũng được đảm bảo và hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương.
Cầu răng sứ
Cách khắc phục tình trạng thiếu răng bẩm sinh sử dụng cầu răng sứ chỉ có thể khôi phục phần thân trên nướu của răng. Phương pháp này có thời gian thực hiện siêu nhanh chỉ trong khoảng từ 3-5 ngày.
Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp cầu răng sứ đó là tiềm tàng nguy cơ tiêu cơ hàm. Đồng thời nếu 1 trong 2 trụ răng mà bị hỏng thì sẽ phải tháo ra lắp lại gây tốn kém.
Hàm giả tháo lắp
Phương pháp này sẽ lắp răng giả trên khung nướu có thể bằng nhựa hoặc kim loại. Nhưng nhược điểm lại là tính thẩm mỹ không cao và chức năng nhai không đảm bảo. bệnh nhân chỉ có thể sử dụng từ 40-60% chức năng nhai thông thường.
Trên thực tế, phương pháp này vẫn được sử dụng khá nhiều vì có giá thành phải chăng. Hơn nữa với bệnh nhân dưới 18 tuổi vì xương hàm chưa phát triển hoàn thiện nên cũng thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng hàm giả tháo lắp.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về tình trạng thiếu răng bẩm sinh. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của Nha khoa Sea Dental để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.