Khi nào được tháo niềng và cần lưu ý gì sau khi tháo
Phương pháp niềng răng giúp bạn sở hữu nụ cười tự tin và tươi tắn đã trở nên phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc này có thể kéo dài đến hàng tháng, hàng năm khiến nhiều lúc bạn cảm thấy bất tiện và mong chờ có thể tháo niềng răng sớm.
Vậy thời điểm thích hợp nhất để tháo niềng răng là gì? Cần lưu ý những gì khi tháo niềng răng? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp kỹ hơn qua thông tin bài viết phía dưới đây.
1. Niềng răng cải thiện mọi khuyết điểm về răng
Hiện nay, niềng răng là biện pháp được rất nhiều người ưa chuộng để khắc phục một số khuyết điểm của răng bao gồm: hô, móm,.. giúp mang đến một nụ cười tỏa sáng
1.1 Những trường hợp nên niềng
Một vài trường hợp niềng răng có thể nhắc đến như:
Răng bị hô (hay còn gọi là răng vẩu):
Đây là khái niệm dùng để chỉ tình trạng răng ở hàm trên chìa ra và răng ở hàm dưới lại có xu hướng thụt vào tạo cảm giác trán lệch, mũi gãy, làm mất đi sự cân đối, hài hòa của khuôn mặt. Ngoài ra, bệnh lý về khớp cắn này còn tác động xấu đến chức năng nhai, gây khó khăn trong quá trình giao tiếp.
Răng bị móm:
Trái ngược với răng hô, răng móm có hiện tượng răng phía trên thụt vào trong còn răng hàm dưới lại nhô ra. Đây được xem là tình trạng khớp cắn ngược, gây mất thẩm mỹ, làm giảm đáng kể tuổi thọ của răng. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm thì những răng cửa ở hàm trên sẽ bị hỏng hoặc rụng sớm.
Răng thưa:
Chỉ tình trạng kẽ hở giữa các răng cửa lớn làm cho việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, thức ăn rất dễ bị dắt kẽ, răng bị yếu và nụ cười không duyên dáng. Ngoài ra, các khe hở lớn cũng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát âm, đặc biệt là học ngoại ngữ.
Răng bị lệch lạc, không thẳng hàng:
Răng có xu hướng mọc chìa ra, thụt vào, chồng chất lên nhau,.. Vì vậy, các tình trạng như sâu răng, ố vàng là thường xuyên xảy ra.
Răng cắn sâu:
Đây là tình trạng hàm trên che phủ lên hàm dưới làm cho cằm của bạn có hiện tượng ngắn đi. Khớp cắn sâu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người bệnh sẽ hay bị mỏi nhức ở vị trí khớp thái dương hàm và khớp nhai.
Răng cắn hở:
Hai hàm răng không cắn được vào nhau, gây khó chịu khi nhai,…
1.2 Các phương pháp niềng
Với những lợi ích tuyệt vời mà niềng răng đem lại và sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại, ngày càng có thêm nhiều phương pháp niềng răng để bạn tha hồ lựa chọn. Cụ thể:
Phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại
Đây là phương pháp niềng răng truyền thống và được rất nhiều người sử dụng. Một số kim loại tốt như thép không gỉ, inox,… sẽ được sử dụng để chế tạo mắc cài.
Ưu điểm nổi bật
- Chi phí rẻ.
- Không đòi hỏi công nghệ cao.
- Lực kéo rất mạnh từ đó làm tăng hiệu quả chỉnh nha.
- Thời gian niềng không quá dài.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ không cao.
- Hiện tượng mắc cài bị bung rất dễ gặp.
- Kim loại có thể làm kích ứng nướu.
Niềng răng bằng mắc cài sứ
Cơ chế hoạt động cũng như niềng răng bằng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này sử dụng sứ kết hợp với một số chất liệu vô cơ khác để chế tạo mắc cài.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao do mắc cài bằng sứ có màu sắc tương đồng với màu răng thật.
- Chất liệu sứ thân thiện với răng miệng.
- Hiệu quả chỉnh nha cao.
Nhược điểm
- Chi phí cao.
- Thời gian điều trị dài.
- Mắc cài rất dễ nứt, vỡ khi tác động mạnh.
Phương pháp niềng răng trong suốt (không mắc cài)
Đây được xem là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Thay vì sử dụng mắc cài, dây cung hay dây buộc thì kỹ thuật chỉnh nha này áp dụng khay niềng bằng nhựa cao cấp trong suốt.
Ưu điểm
- Bạn có thể tự tháo lắp khay niềng trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng.
- Nâng cao tính thẩm mỹ của răng do thiết kế trong suốt, ôm sát với form của răng.
- Rút ngắn thời gian niềng răng.
- Khắc phục được những trường hợp chỉnh nha khó trong khi những phương pháp truyền thống không làm được.
Nhược điểm
- Chi phí rất cao.
- Trường hợp làm mất khay niềng thì phải rất mất nhiều thời gian để tiến hành làm lại.
2. Đeo niềng bao lâu thì được tháo?
Với công nghệ tiên tiến như hiện nay thì phương pháp niềng răng cũng trở nên đơn giản hơn so với trước mà hiệu quả mang lại vẫn rất cao. Nếu người bệnh tuân thủ đúng theo phác độ và chỉ định của bác sĩ đã đề ra trước đó thì thời gian sẽ được rút ngắn một cách đáng kể.
2.1 Điều kiện cần và đủ để được tháo niềng
Để có thể tháo niềng, kết thúc quá trình chỉnh nha thì răng cần phải đạt những yêu cầu sau đây:
2.1.1 Khớp cắn đúng, cân bằng, khớp thái dương hàm ổn định.
Khớp cắn là thuật ngữ dùng để chỉ sự tương quan giữa hàm phía trên và phía dưới tạo nên sự đối xứng và có quan hệ mật thiết với xương của hai hàm.
Một hàm răng với khớp cắn chuẩn sẽ mang đến cho bạn một khuôn mặt cân đối, tình trạng nhai tốt hơn, sức khỏe được đảm bảo.
Một khớp cắn chuẩn phải đạt một tỷ lệ thích hợp, tạo nên sự tương quan hài hòa với những bộ phận như mắt, mũi, trán,… Ngoài ra, nó còn giúp ổn định vị trí khớp thái dương hàm.
2.1.2 Hai hàm có độ hài hòa, cân đối, khuôn mặt cân xứng.
Hiện tượng khuôn mặt bị mất cân đối rất dễ nhìn thấy, có một số trường hợp chỉ cần nhìn qua cũng có thể phát hiện. Biểu hiện thường thấy của tình trạng trên đó là các bộ phận trên mặt không đối xứng với nhau qua trục mũi.
Cụ thể như kích thước hai bên mặt không bằng nhau, mắt to mắt nhỏ, má bên này cao má bên kia chảy xệ, môi bị lệch so với trục giữa,…. tất cả tạo nên một khuôn mặt bất cân xứng.
2.1.3 Cung răng tròn đều, thân răng trục thẳng, răng mọc lệch chen chúc đã được kéo về đúng vị trí
Tổng thể của khuôn răng phải đều, vòm răng khum nhẹ theo hình cung. Cung răng thấy được sự chuyển hướng dần và độ khum lớn khi di chuyển vào các răng trong.
Giữa hai răng cửa phải xuất hiện kẽ để tạo thành một trục trung tâm với mục đích làm khuôn mặt đối mặt. Lưu ý, đường này đi qua các vị trí như: đỉnh trán, đỉnh mũi, kẽ răng cửa và giữa cằm.
2.1.4 Vấn đề về răng móm, hô đã được khắc phục
Khớp cắn ngược (móm) là hiện tượng hàm phía dưới phát triển quá nhanh, đưa ra phía trước quá mức, trong khi đó xương hàm trên lại quá ngắn có xu hướng cụp vào trong.
Răng hô là tình trạng răng hoặc xương nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Để khắc phục 2 tình trạng trên, bạn có thể áp dụng kỹ thuật chỉnh nha hoặc phẫu thuật hàm ,kết hợp niềng răng và phẫu thuật.
3. Lưu ý sau khi tháo niềng
Chế độ ăn uống gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chỉnh nha đối với hàm răng chưa ổn định sau khi kết thúc quá trình tháo niềng. Do đó, bạn cần xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống hàng ngày hợp lý. Cụ thể:
- Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm: ngũ cốc, trứng, thịt, sữa, rau, củ quả, trái cây,..
- Hạn chế ăn các món ăn có chứa hàm lượng đường và tinh bột cao bởi nó rất dễ để lại các mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn trên răng phát triển, gây bệnh răng miệng,…
- Không nên ăn các loại đồ ăn cứng, dai do phải cần đến lực nhai lớn.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích gây tổn thương tới nướu.
Ngoài ra, sau khi tháo niềng răng, bạn cũng nên đến nha khoa uy tín để thăm khám định kỳ. Việc làm này sẽ giúp bạn biết được tình trạng răng miệng một cách cụ thể, theo dõi được sự dịch chuyển bất thường của răng (nếu có).
Kết luận
Phía trên là toàn bộ những thông tin về quá trình niềng răng và tháo niềng mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ các bạn. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết, nó sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề trên. Cùng truy cập vào website của Sea Dental để cập nhật được nhiều thông tin hơn nhé.