RĂNG SỐ 6 CHIẾC RĂNG QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ THIẾU TRÊN CUNG HÀM
Đóng vai trò chính trong chức năng ăn nhai, răng số 6 là bộ phận quan trọng của khoang miệng. Tuy nhiên, đây cũng là chiếc răng dễ gặp phải các bệnh lý như viêm tủy cấp, sâu răng, áp xe ổ xương răng… và thường phải nhổ bỏ đi. Vậy mất răng 6 có ảnh hưởng gì không, có những phương pháp nào để trồng lại răng? Theo dõi bài viết sau, Nha Khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ tất cả thông tin về răng 6!
Tổng quát về những đặc điểm của răng số 6
Răng 6 hay còn gọi là “răng cấm”, “răng cối” vì nó có kích thước lớn nhất trên cung hàm. Nó bắt đầu mọc lên ở giai đoạn từ 6 – 8 tuổi, dễ bị nhầm lẫn với răng hàm sữa. Răng 6 đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, định hình sự phát triển hàm răng từ bé. Khớp cắn sẽ bị chen chúc nếu như răng 6 mọc lệch nên cần giữ cho nó phát triển tốt.
Răng số 6 mọc bao nhiêu cái, có mấy chân?
Trên cung hàm của người trưởng thành sẽ có từ 28 – 32 chiếc răng, trong đó có 4 răng 6. Chúng thuộc nhóm răng hàm lớn của khoang miệng, chia thành 2 cặp hàm trên và hàm dưới đối xứng. Chúng nằm sâu trong cùng, chính giữa của cung hàm, thẳng với sống mũi, giữa răng số 5 và 7.
Răng số 6 có cấu tạo gồm 3 phần, từ trong ra ngoài là tủy răng, ngà răng, men răng. Những chiếc răng cấm ở hàm trên thường có 3 chân, hàm dưới ít hơn, mỗi răng có 2 chân. Răng cấm có khá nhiều ống tủy, thường từ 3 – 5 ống, nhiều nhất trong số các răng.
Răng số 6 là răng hàm vĩnh viễn, không thay răng
Răng 6 là răng hàm vĩnh viễn đầu tiên mọc lên nên không có chiếc răng sữa nào để thay. Không phải tự nhiên mà nó được gọi là răng cấm, là bởi nó chỉ mọc 1 lần duy nhất. Ở cả người lớn, trẻ em, không bao giờ có thể mọc thêm răng mới để thay thế răng 6. Vì vậy cần phải chăm sóc răng số 6 thật cẩn thận để nó được phát triển khỏe mạnh; không gặp phải các bệnh lý về răng như viêm nướu, sâu răng… dẫn đến mất răng 6.
Tại sao răng số 6 hay bị sâu, bị tổn thương?
Dù đóng vai trò quan trọng nhưng răng 6 là cũng chiếc răng dễ bị sâu, bị tổn thương. Đó là do cấu tạo bề mặt nhiều hố rãnh của chiếc răng này nên thức ăn dễ mắc vào. Hơn thế, việc vệ sinh răng 6 cũng khá khó khăn bởi nó nằm ở phía bên trong cùng.
Nằm khuất sau nhiều răng hàm sữa nên khả năng loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa bị hạn chế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến răng số 6 bị sâu, viêm nướu…
Ngoài ra, răng 6 cũng có thể có dấu hiệu bị sâu khi mới bắt đầu nhú mọc lên. Bởi khi ấy men răng chưa phát triển hoàn toàn nên dễ bị tác động và vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp răng 6 bị sâu do chúng có bệnh lý bẩm sinh về men răng.
Tham khảo thêm: GIẢI ĐÁP RĂNG SỐ 6 BỊ SÂU CÓ NÊN NHỔ KHÔNG
Mất răng số 6 gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể
Răng 6 chỉ mọc một lần, không thể thay thế và đảm nhiệm vai trò quan trọng trên cung hàm. Vì vậy, mất răng 6 sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng, thậm chí là các vấn đề nguy hiểm.
Mất răng 6 sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, gương mặt và khả năng ăn nhai. Gần như toàn bộ lực nhai dồn vào răng cấm nên nếu không có, lực nhai sẽ bị giảm sút. Điều này ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tiêu hóa vì thức ăn không được nghiền nát hoàn toàn.
Mất đi răng 6 cũng khiến vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn vì nó tạo ra khoảng trống. Đây cũng là vị trí dễ bị đọng lại thức ăn, khó làm sạch, gây viêm nướu, viêm nha chu… Đồng thời, nó cũng làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh, khiến chúng bị nghiêng về khoảng trống; bị xô lệch. mọc trồi gây mất cân bằng cung hàm.
Ngoài ra, sau khi răng số 6 mất đi, tình trạng tiêu xương hàm có thể xảy ra tại vị trí đó. Khiến vùng má bị hóp vào, khuôn mặt mất hài hòa, dễ bị lão hóa sớm và già trước tuổi. Răng 6 mất đi cũng gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác như thái dương hàm, cơ hàm…
Có thể trồng lại răng số 6 bằng những phương pháp nào?
Răng 6 đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì vậy cần phải vệ sinh và chăm sóc chúng tốt. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên răng, cần phải đi khám nha khoa lập tức. Trong nhiều trường hợp răng bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ đi để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho hệ thống dây thần kinh.
Vì răng 6 rất quan trọng nên cũng có nhiều cách để phục hình lại răng đã mất. Phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng răng giả, bắc cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant.
Sử dụng răng giả tháo lắp có chi phí thấp nhất nhưng chúng không được gắn cố định. Khả năng thẩm mỹ kém, dễ bị lệch khi ăn nhai và có độ bền không lâu dài.
Bắc cầu răng sứ được thực hiện khá nhanh, mức giá phù hợp nhưng sẽ phải mài răng thật. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến các răng hàm xung quanh, vẫn có thể xảy ra tình trạng tiêu xương.
Cấy ghép implant là phương pháp tiên tiến, được đánh giá cao, hiệu quả tốt nhất hiện nay. Nó không ảnh hưởng, xâm lấn tới các răng khác, khả năng ăn nhai tốt như răng thật tuy nhiên chi phí khá cao.
Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Đông Nam Á về răng số 6, chiếc răng cấm quan trọng của con người. Để được đặt lịch thăm khám, tư vấn răng miệng chuyên nghiệp, hãy liên hệ tới hotline 0911 222 798 hoặc truy cập website Nhakhoadongnama.vn, chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ!