TẤT TẦN TẬT VỀ SÂU RĂNG HÀM – BỆNH LÝ NHA KHOA PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Ở độ tuổi trưởng thành, răng hàm là chiếc dễ bị sâu hơn so với các răng khác. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, tuy nhiên dù lý do nào thì cũng cần được điều trị kịp thời, dứt điểm. Bởi răng hàm đóng nhiều vai trò quan trọng, đảm nhận phần lớn lực nhai thức ăn của khoang miệng. Răng hàm bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu các răng xung quanh. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ mọi kiến thức về răng hàm bị sâu, theo dõi ngay!
Tại sao răng hàm dễ bị sâu nhất trong số 32 chiếc răng?
Bởi nằm ở bên trong nên việc vệ sinh sạch sẽ răng hàm cũng khó hơn các răng bên ngoài. Bên cạnh đó, răng hàm sở hữu nhiều chức năng quan trọng, phải hoạt động, nhai thường xuyên. Vậy nên, so với các răng khác, tỷ lệ răng hàm bị sâu thường cao hơn rất nhiều.
Thủ phạm chính khiến răng hàm bị tổn thương là sự mài mòn của axit, vi khuẩn trong mảng bám. Nguyên nhân để xuất hiện các mảng bám lại bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt của chúng ta. Điển hình là việc không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không loại bỏ được các thức ăn thừa trên răng. Hay việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa đường, tinh bột hoặc axit thường xuyên, không kiểm soát.
Chính điều này đã hình thành nên mảng bám tập trung ở dưới chân răng; thời gian trôi dần, chúng ngày càng phát triển thành một lớp cứng cho vi khuẩn trú ngụ. Trong mảng bám có chứa axit bào mòn răng, kết hợp cùng vi khuẩn tạo các lỗ trên bề mặt.
Ngoài ra, răng hàm bị sâu cũng có thể do di truyền, do gia đình có tiền sử men răng kém. Hoặc do khoang miệng bị thiếu nước, bị khô, thiếu các dưỡng chất quan trọng để tái tạo răng. Như flour, vitamin D, Canxi, Photpho… khiến răng hàm yếu, dễ nứt vỡ hoặc do một số bệnh lý khác.
Những dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị sâu răng hàm
Có khá nhiều dấu hiệu để chúng ta có thể nghi ngờ răng hàm của mình đã bị sâu. Đa số các triệu chứng này đều khá phổ biến, có thể nhận thấy dễ dàng bằng mắt thường.
Dễ thấy có lẽ là các cơn răng âm ỉ, nhức nhối, khó chịu bám theo người bệnh cả ngày. Bạn sẽ thấy ở vị trí răng hàm thường xuyên xuất hiện các cơn đau, rõ rệt nhất là khi nhai, tiếp xúc với đồ nóng/lạnh. Đồng thời, khi bị tổn thương, răng hàm cũng dễ bị kích thích bởi các loại đồ chua, nóng/lạnh.
Khi răng hàm bị sâu, tính chất khoang miệng cũng bị thay đổi, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô miệng. Kèm theo đó là vị đắng ở trong miệng, xuất hiện hơi thở có mùi khó chịu, mất tự tin. Ngoài ra, có thể nhận thấy một số dấu hiệu bằng mắt thường: bề mặt răng hàm bị đổi màu; những đốm màu nâu, đen, xám bắt đầu xuất hiện, các lỗ to nhỏ cũng bắt đầu được hình thành.
Những phương pháp chẩn đoán tại Nha Khoa Đông Nam Á
Có nhiều cách để người bệnh có thể phát hiện mình bị sâu răng hàm sớm, kịp thời chữa trị. Hãy đi thăm khám nha khoa định kỳ để được kiểm tra, cập nhật tình trạng của khoang miệng. Đến với Nha Khoa Đông Nam Á, bạn sẽ được kiểm tra chi tiết từng răng, tình trạng nướu và toàn bộ khu vực trong khoang miệng. Để chẩn đoán tình trạng răng hàm sâu, Nha Khoa Đông Nam Á sẽ sử dụng phương pháp chụp X-quang.
Chụp X-quang có thể phát hiện được những tổn thương nhỏ đang trú ngụ cho việc hình thành sâu răng. Những lỗ này trông chỉ giống một chấm nhỏ trên bề mặt, tuy nhiên lại ẩn chứa hàng tỷ vi khuẩn đang phát triển. Vì thế, chụp X-quang sẽ giúp phát hiện kịp thời để có phương án điều trị nhanh chóng, dứt điểm. Ngoài ra, có thể chẩn đoán răng hàm sâu bằng laser, tách răng tạm thời, máy đo sâu răng điện.
Xem thêm: Bọc răng hàm bị sâu giá bao nhiêu? Quy trình bọc răng hàm bị sâu
Chữa sâu răng bằng những bài thuốc từ tự nhiên
Với trường hợp bị sâu nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc tự nhiên. Đầu tiên là kết hợp giữ lá trầu không, muối và rượu với những thành phần kháng sinh tự nhiên. Thêm vào đó là sự sát trùng mạnh giúp nhanh chóng loại bỏ vi khuẩn, điều trị sâu răng hiệu quả.
Bài thuốc thứ hai là sử dụng bột phèn chua chứa nhiều axit có khả năng sát khuẩn mạnh. Không chỉ loại bỏ vi khuẩn mà còn giúp làm sạch mảng bám, kháng viêm và khử mùi hôi. Và thứ ba là bài thuốc từ tỏi, loại củ chứa nhiều allicin – hoạt chất kháng sinh; có khả năng hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn.
Chữa sâu răng hàm bằng các phương pháp y khoa hiện đại
Với những trường hợp sâu răng ở mức độ vừa và nặng, bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp y khoa hiện đại, phổ biến sau:
- Trám răng hàm bị sâu, bít lại lỗ thủng để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và axit. Vật liệu trám giúp bảo vệ an toàn cho bên trong răng, đặc biệt là ống tủy răng.
- Điều trị tủy răng hàm bị sâu khi vi khuẩn đã xâm nhập tới tủy, phải loại bỏ hết các mô tủy đã chết. Đồng thời hàn kín và bọc răng để nâng cao khả năng tái tạo hình dáng, bảo vệ răng.
- Trồng răng implant thay thế chiếc răng hàm bị sâu là phương pháp hiện đại hàng đầu. Cách thức này mang lại hiệu quả cao, khắc phục triệt để tình trạng sâu răng, thay thế bằng chiếc răng chắc khỏe y như thật.
Trên đây là những chia sẻ của Nha Khoa Đông Nam Á về tình trạng sâu răng hàm. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, hãy truy cập website Nhakhoadongnama.vn – hotline 0911 222 798 để tham khảo thêm nhiều kiến thức nha khoa hơn nữa!