SÂU RĂNG CỬA – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Sâu răng là bệnh lý về răng mà rất dễ mắc phải và để lại nhiều hậu quả về sau. Không chỉ tác động đến cấu trúc răng mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ, đặc biệt là răng cửa. Răng cửa dù không khó vệ sinh nhưng vẫn có khả năng bị sâu khá cao, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Hãy theo dõi bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn về sâu răng cửa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục hiệu quả!
Những nguyên nhân phổ biến khiến cho răng cửa bị sâu
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến răng cửa bị sâu thường là do vệ sinh răng miệng sai cách. Đặc biệt là ở trẻ em khi mà không được dạy chăm sóc răng miệng thường xuyên, đúng cách.
Việc vệ sinh răng không đúng cách, sử dụng bàn chải lông quá cứng, quá to; sẽ không loại bỏ hết được thức ăn thừa và mảng bám ở các kẽ răng. Để lâu ngày, đường trong thức ăn sẽ bị vi khuẩn tích tụ trong mảng bám biến đổi thành axit. Và axit chính là thứ làm hỏng răng rất nhanh, đặc biệt là gây sâu răng, hôi miệng khó chịu.
Ngoài ra, nhiều người cũng bị sâu răng cửa qua những thói quen không tốt, diễn ra hằng ngày. Chẳng hạn như do ăn quá nhiều thực phẩm, đồ uống chứa đường và axit, dễ gây sâu răng. Có thói quen ăn vặt thường xuyên, không dùng chỉ nha khoa hàng ngày, không uống đủ nước. Hoặc là do bị rối loạn về vấn đề ăn uống, khô miệng, do cao răng; do một số bệnh làm mòn men răng như trào ngược axit, axit dạ dày.
Xem thêm: 5 cách để lấy cao răng tại nhà
Sâu răng cửa gây ra nhiều hậu quả về thẩm mỹ, sức khỏe
Ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất của căn bệnh sâu răng chính là về vấn đề thẩm mỹ. Đặc biệt là khi răng cửa nằm ngay ở phía trước, những vết sâu răng màu nâu xám, đen tạo cảm giác không sạch sẽ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti.
Hơn thế, căn bệnh sâu răng này cũng ảnh hưởng khá lớn tới tinh thần của người bệnh. Bởi nó sẽ gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi. Các dây thần kinh ở dưới răng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống dây thần kinh. Vậy nên nếu răng bị tổn thương thì người bệnh cũng sẽ dễ cảm thấy cáu giận, bực tức.
Nguy hiểm hơn, sâu răng cửa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra các bệnh lý răng miệng. Cụ thể, các mảng bám lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập phá hủy men răng. Răng trở nên yếu dần, nướu bị tổn thương nặng hơn vì răng cửa dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Không chỉ vậy, răng cửa bị sâu cũng dễ ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể con người. Chẳng hạn, răng bị tổn thương khiến chức năng ăn nhai bị giảm, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi; ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và đường hô hấp.
Dấu hiệu nhận biết trường hợp bị sâu răng cửa
Tùy thuộc vào độ lớn của khoang sâu mà các triệu chứng của sâu răng sẽ khác nhau. Ban đầu, khi khoang sâu còn rất nhỏ, người bệnh sẽ không thấy bất kỳ triệu chứng hay nào. Khi nó lớn dần, bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như răng cửa bị đau nhức, nhạy cảm hơn. Răng dễ bị kích thích khi tiếp xúc với đồ nóng hoặc lạnh, thậm chí là đồ ngọt. Trên bề mặt răng bắt đầu xuất hiện các vết rỗ, lỗ sâu, các vệt ố trắng, đen hoặc nâu.
Những lưu ý giúp phòng ngừa sâu răng cửa hiệu quả
Sâu răng cửa là bệnh lý rất dễ gặp phải, gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh, chăm sóc răng miệng phù hợp:
- Vệ sinh, đánh răng ít nhất hai lần một ngày sau bữa ăn, trước khi đi ngủ. Nên sử dụng bàn chải có lông mềm, không quá to để làm sạch thức ăn, mảng bám tốt hơn.
- Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa florua hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
- Sử dụng chất làm sạch hoặc chỉ nha khoa để tăng cao khả năng làm sạch kẽ răng.
- Hạn chế ăn vặt, ăn đồ ngọt, thực phẩm chứa axit, carbohydrate như bánh quy, khoai tây chiên… Nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, an toàn, giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ để nắm được tình trạng của răng, đảm bảo răng luôn khỏe.
Những phương pháp điều trị sâu răng cửa tốt hiện nay
Khi phát hiện răng cửa bị sâu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ lập tức để được kiểm tra. Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh răng sâu vừa đảm bảo thẩm mỹ, vừa an toàn, hiệu quả.
- Phương pháp trám răng thẩm mỹ: sử dụng các vật liệu trám nhân tạo để đắp lên răng. Trám răng được thực hiện khá nhanh, độ an toàn cao, không phải thăm khám lại nhiều lần.
- Phương pháp bọc răng sứ: được thực hiện cho các trường hợp bị sâu nặng, giúp táo tạo hình thể.
- Phương pháp trồng răng giả: được chỉ định thực hiện khi không thể khôi phục lại răng cũ; khi đó, người bệnh sẽ phải nhổ bỏ răng cửa và trồng răng mới vào thay thế.
Trên đây là những thông tin hữu ích về sâu răng cửa mà bất kỳ ai cũng cần nắm được. Để được đặt lịch khám và tư vấn răng nhanh chóng, hãy truy cập website Nhakhoadongnama.vn hoặc gọi trực tiếp tới hotline 0911 222 798!