Sâu kẽ răng có trám lại được không?
Chắc hẳn hiện tượng sâu kẽ răng không còn xa lạ với mọi người. Nếu để lâu dài thì nó sẽ để lại rất nhiều tác động xấu tới sức khỏe bệnh nhân.
Cùng với đó, thắc mắc rằng trám có thể khắc phục được tình trạng sâu kẽ này không? Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Sea Dental sẽ giải đáp chi tiết, hãy cùng theo dõi.
Dấu hiệu và nguyên nhân sâu kẽ răng
Trước khi tìm hiểu về cách chữa sâu kẽ răng tại nhà thì chúng ta hãy cùng tham khảo về những dấu hiệu và nguyên nhân của nó.
Nguyên nhân
Hiện tượng sâu ở kẽ răng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ví dụ như quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo hoặc từ các bệnh lý khác như viêm nha chu, viêm chân răng,… Ngoài ra, nếu bạn tiến hành dán sứ, bọc sứ kém chất lượng thì cũng có thể dẫn đến sâu ở kẽ. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập là nguyên nhân làm kẽ răng bị bào mòn.
Khoang miệng là nơi nhạy cảm và rất dễ bị ảnh hưởng từ rất nhiều nguyên nhân. Đặc biệt những bệnh lý như sâu răng thì sẽ để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc, nếu không được chữa trị kịp thời còn dẫn đến những biến chứng khó lường.
Dấu hiệu
Sâu kẽ răng là sản phẩm của kết quả tổn thương mô cứng từ những vi khuẩn phá hoại trong khoang miệng. Sâu răng ở kẽ có thể dễ dàng nhận biết dựa trên rất nhiều dấu hiệu.
Trước hết đó chính là những lỗ hoặc đốm sâu ở phần kẽ. Đi kèm theo dấu hiệu này đó chính là cảm giác buốt, đau nhức khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Thêm vào đó, những bệnh nhân mắc phải tình trạng sâu kẽ răng cửa còn có dấu hiệu là hôi miệng.
Cũng như bao bệnh lý nha khoa khác thì sâu kẽ răng cũng để lại rất nhiều ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân. Ngoài việc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ làm cho bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp thì còn có thể dẫn đến nhiều triệu chứng gây đau nhức.
Trám răng khi bị sâu kẽ răng
Sâu răng ở phần kẽ là tình trạng phổ biến thế nên việc khắc phục cũng vô cùng đơn giản. Thông thường khi bị sâu răng thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay tới phương pháp trám. Vậy sâu kẽ răng có trám được không?
Áp dụng khi răng sâu ở mức độ thấp, ít nghiêm trọng sẽ trám được
Thật ra, trám có lẽ chính là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả nhất. Và chắc chắn là khi bị sâu răng thì mọi người sẽ nghĩ tới phương pháp này đầu tiên.
Tuy nhiên, với bệnh lý sâu kẽ răng thì lại khác hoàn toàn. Nếu tình trạng quá nặng thì không thể điều trị được bằng phương pháp trám răng này.
Trên thực tế, bác sĩ thường chỉ định trám răng ở kẽ đối với trường hợp sâu nhẹ. Mức độ sâu không cao và tình trạng bệnh nhân ít nghiêm trọng. Lúc này, bác sĩ điều trị sẽ loại bỏ phần mô bị hỏng và trám để phục hình. Về cơ bản răng sau khi được trám vẫn sẽ đảm bảo chức năng nhai bình thường.
Cách khắc phục khác
Như đã đề cập thì trám kẽ răng chỉ áp dụng đối với trường hợp sâu ít nghiêm trọng. Còn với trường hợp sâu đã quá nặng và không thể trám thì sẽ cần đến sự can thiệp của phương pháp khác.
Dán sứ Veneer
Dán sứ Veneer là phương pháp sử dụng lớp mặt dán mỏng được thiết kế riêng biệt để che đi khuyết điểm trên răng. Phương pháp này có thể được sử dụng để khắc phục sâu kẽ răng ở cấp độ vừa phải.
Bằng phương pháp này thì bác sĩ điều trị sẽ mài khoảng 0,3 – 0,5mm trên bề mặt răng. Tiếp đó lấy mặt răng sứ đã chuẩn bị để dán lên trên bề mặt kẽ răng đang bị sâu.
Vì khi dán sứ răng bị mài đi một khoảng cực kỳ nhỏ nên sẽ không để lại ảnh hưởng gì. Trong quá trình sinh hoạt khách hàng có thể sử dụng thoải mái mà không lo bong tróc.
Bọc sứ
Với những trường hợp sâu kẽ răng cửa ở mức độ quá nặng nề thì các bạn không thể áp dụng được phương pháp trám răng hoặc dán sứ. Thay vào đó, bác sĩ điều trị sẽ sử dụng phương pháp bọc sứ để xử lý vấn đề.
Cụ thể, với trường hợp phải bọc sứ thì răng đã bị sâu và chuyển biến nặng. Đi kèm với sâu răng thì còn là tổn thương đến tủy gây đau đớn cho bệnh nhân.
Trước khi bắt đầu điều trị bóc sứ cho răng bị sâu kẽ thì bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm cơn đau. Đồng thời cũng xử lý tình trạng viêm nhiễm để quá trình đạt hiệu quả tốt nhất.
Tiếp sau đó, bác sĩ thực hiện sẽ mài một lớp mỏng trên răng để tạo khoảng trống. Khi đã hoàn tất thì sẽ tiến hành gắn lớp bọc sứ lên trên răng rồi căn chỉnh để hoàn thiện.
Với công nghệ sản xuất hiện nay, phần lớn chất liệu bọc sứ đều được sản xuất cao cấp, an toàn. Sau khi gắn lên răng đảm bảo sẽ cố định và không bong tróc trong suốt quá trình sử dụng. Sản phẩm hoàn tất đảm bảo chức năng bình thường của răng.
Cách phòng sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng là bệnh lý có tác động rất lớn tới sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Vì thế, bạn nên tham khảo những cách phòng ngừa sau để hạn chế tối đa khả năng bị mắc phải.
Đánh răng đều đặn
Đầu tiên, đó chính là xây dựng thói quen đánh răng đều đặn hàng ngày cho bản thân. Phần lớn mọi người chỉ đánh răng vào lúc sáng sớm mà không đánh răng vào khi đi ngủ.
Trên thực tế, vào thời điểm ngủ mới là lúc vi khuẩn phát triển mạnh và có tác động nhiều nhất tới khoang miệng. Vì vậy, các bạn hãy xây dựng thói quen đánh răng mỗi ngày ít nhất 2-3 lần.
Sử dụng kem đánh răng phù hợp
Cùng với đó, bạn nên lựa chọn cho bản thân kem đánh răng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Theo chuyên gia khuyến cáo thì các bạn nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa thành phần Fluor. Dưới tác dụng của chất này sẽ hỗ trợ củng cố răng hiệu quả. Hơn nữa, cũng giúp tăng khả năng chống lại vi khuẩn phát sinh trong khoang miệng.
Sử dụng dụng cụ vệ sinh đạt chuẩn
Bên cạnh đó, sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng chuẩn cũng là một yếu tố quan trọng. Bạn nên sử dụng những loại bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, kết hợp thêm với chỉ nha khoa hoặc tăm nước sẽ giúp vệ sinh đạt hiệu quả tốt nhất.
Thường xuyên súc miệng với nước muối
Nước muối loãng là dung dịch có tính sát khuẩn tốt. Vì vậy, bạn nên thường xuyên súc miệng với nước muối loãng để giữ khoang miệng luôn trong tình trạng tốt.
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Để phòng ngừa tình trạng sâu kẽ răng thì dinh dưỡng là điều mà bạn không được bỏ qua. Tốt nhất, bạn nên xây dựng chế độ ăn hàng ngày với nhiều thực phẩm tươi xanh.
Kết hợp với đó, bạn cũng nên tránh những món ăn quá dai hoặc quá cứng. Hơn nữa, cũng nên tránh đồ ăn quá cay hoặc nóng để tránh làm tổn hại đến men răng. Nếu ăn thì hãy vệ sinh răng ngay sau đó để tránh ảnh hưởng không tốt.
Lấy cao răng thường xuyên
Một cách khác để bạn phòng ngừa hiện tượng sâu kẽ răng đó là lấy cao răng thường xuyên. Bác sĩ chuyên khoa khuyến khích nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về hiện tượng sâu kẽ răng. Trong những bài viết ở kỳ tới, Nha khoa Sea Dental sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích, cùng chờ đón nhé.