Lý giải nguyên nhân niềng răng làm răng bị rụng sớm
Bạn có ý định đi chỉnh nha, niềng răng, cải thiện nụ cười, nhưng lại lo lắng mình sẽ bị rụng răng sớm khi niềng? Bởi vì, phương pháp này có sự tác động mạnh mẽ lên cung hàm, nắn nót, di chuyển để đưa chúng về đúng vị trí. Cho nên, nhiều người tin rằng, răng sẽ yếu dần đi, dẫn đến mất răng nhanh chóng khi về già.
Điều này có phải là đúng hoàn toàn không, nếu như vậy thì nguyên nhân xuất phát do đâu? Có giải pháp nào hỗ trợ khắc phục tình trạng này hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên, cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Nguyên nhân khiến răng bị rụng khi niềng
Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ có kỹ thuật cao giúp bạn khắc phục khuyết điểm răng lệch lạc hiệu quả. Về bản chất, răng rụng sớm xuất phát từ nhiều lý do, chẳng hạn như cơ địa, yếu tố sinh lý con người, vệ sinh,… Hiện tượng rụng răng sớm khi niềng chỉ thực sự xảy ra khi ca thực hiện chỉnh nha của bạn bị thất bại.
Cụ thể, những bác sĩ không có tay nghề, yếu chuyên môn hay một vài vấn đề xuất phát từ bản thân khiến sau đó bạn gặp nhiều tác hại không mong muốn về sức khỏe răng miệng. Tình trạng kéo dài không được điều trị, khắc phục kịp thời chính là nguyên nhân rụng răng sớm khi niềng lúc này. Cụ thể, dưới đây là những yếu tố phổ biến xuất hiện sau niềng răng không thành công dẫn đến rụng răng sớm:
1.1. Răng bị sâu
Trong quá trình đeo mắc cài để chỉnh răng, chắc chắn bạn sẽ gặp phải bất tiện trong sinh hoạt và ăn uống. Đặc biệt là rất hạn chế ở khâu vệ sinh răng miệng, nó không còn đơn giản như trước, đòi hỏi phải kỹ lưỡng hơn. Bởi, các dây cung, mắc cài làm vướng víu khiến bạn không thể đưa bàn chải vào từng ngóc ngách trên hàm.
Kết quả dẫn đến có thể đoán trước được nếu kéo dài đến 1 – 3 năm niềng răng, bệnh sâu răng hình thành. Đương nhiên, ai cũng biết, sâu răng chính là nguy cơ hàng đầu khiến bạn mất răng nhanh chóng theo thời gian. Chính vì vậy, bạn hãy cân nhắc thiết lập cho mình một thói quen vệ sinh răng cẩn thận hơn.
Theo đó, bạn có thể chải răng ngày 3 lần hoặc sau mỗi bữa ăn, khuyến cáo bạn dùng thêm máy tăm nước. Dụng cụ này sẽ giúp làm sạch khoang miệng một cách toàn diện hiệu quả, kể cả các khu vực khó đi sâu vào trong.
1.2. Tiêu chân răng
Ngoài ra, rụng răng sớm khi niềng còn bắt nguồn từ việc chân răng bị mài mòn và ngắn đi suốt thời điểm chỉnh nha. Bởi, sự kích hoạt di chuyển vị trí của răng sẽ khiến chân răng bị mất đi một phần nào đó nhất định. Đây là hiện tượng tự nhiên, tất yếu, hoàn toàn rất bình thường trong nha khoa thẩm mỹ mà cụ thể là niềng răng.
Song, nếu đi kèm thêm vài yếu tố khác như nha chu, xương ổ răng yếu, hình thái răng mỏng, kỹ thuật niềng sai,… Thì sự vững chắc của răng có khả năng cao sẽ bị tổn hại dẫn đến hậu quả cuối cùng là rụng răng sớm khi niềng. Do đó, lúc niềng, bạn nên chọn lọc nha khoa uy tín, nha sĩ tay nghề giỏi cũng như thường xuyên thăm khám định kỳ.
Điều này sẽ giúp bạn có những phát hiện kịp thời các vấn đề về tiêu chân răng bất thường và có phương án can thiệp ngay lập tức, tránh tình trạng đáng tiếc về sau.
1.3. Thiếu hụt Canxi
Răng miệng nếu không được vệ sinh cẩn thận, kỹ càng sẽ trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn bên trong. Chúng tìm điểm lý tưởng để phát triển, sinh sôi và dần làm tiêu biến đi men răng hay các khoáng chất như Canxi.
Một điều mà tất cả chúng ta đều biết, răng chắc khỏe bắt buộc phải được nạp đầy đủ Canxi. Trường hợp thiếu hụt Canxi sẽ sinh ra các nguy cơ như răng sâu, răng lung lay, không còn hàng rào bảo vệ. Rụng răng, mất đi khả năng ăn nhai, suy giảm thẩm mỹ nụ cười chính là kết quả cuối cùng bạn nhận được.
1.4. Viêm nha chu
Nha chu hay nướu, lợi là phần da bao lấy chân răng, giúp răng đứng vững, thực hiện chức năng ăn nhai tốt cả đời. Thế nhưng, tùy theo cơ địa cũng như cách sinh hoạt của từng người mà sự ổn định này sẽ kéo dài bao lâu. Vì, khi phần nha chu không khỏe sẽ khiến răng của bạn không còn “neo đậu” tốt gây nên hiện tượng răng lung tay.
Như đã đề cập ở trên, niềng răng có làm răng bị rụng hay không còn do các yếu tố về răng miệng. Do không vệ sinh kỹ trong quá trình đeo niềng, răng viêm nhiễm nặng thứ phát từ từ cũng sẽ bị viêm nha chu, mất răng là dĩ nhiên.
2. Tác hại của việc rụng răng sớm khi niềng
Rụng răng khi niềng có sao không chắc hẳn là thắc mắc quan trọng hàng đầu mà bạn đang quan tâm. Điều tất nhiên, với việc không còn răng khi tuổi đời còn trẻ sẽ khiến khuôn mặt bạn trở nên khó coi hơn. Đối với bạn giờ đây, sở hữu nụ cười tươi tắn, tự tin trong giao tiếp là một điều quá xa vời.
Răng bị mất, trên cung hàm trống trải sẽ dần có sự biến hóa về cơ mặt khiến vẻ ngoài của bạn già nua dần. Một số răng còn cũng có xu hướng nghiêng dần về khoảng trống mất răng, dẫn đến rụng răng từ từ cho đến hết hàm. Phát âm, giọng nói cũng không còn hoàn chỉnh, bạn có nguy cơ ngọng nghịu vì không có răng cản trở luồng khí phát ra.
Rụng răng sớm khi niềng nếu để càng lâu càng khiến tình trạng tiêu xương diễn ra mạnh mẽ hơn. Lúc này, nơi nâng đỡ cho da cũng như cơ mặt cũng mất đi khiến da chảy xệ, nhanh chóng lão hóa như đã nói. Đồng thời, nếu bạn có nhu cầu trồng lại răng, quá trình này cũng sẽ khó khăn và tiêu tốn nhiều chi phí hơn.
Đặc biệt, rụng răng sau khi niềng cũng là nguyên nhân khiến bạn mất đi chức năng ăn nhai hàng ngày. Cuộc sống sẽ không còn thú vị vì bạn không thể cảm nhận được nhiều món ăn ngon một cách trực tiếp.
3. Cách khắc phục tình trạng này
Trên thực tế, những tác hại khi bị rụng răng lúc đang niềng vừa kể trên cũng có thể xảy ra với người bình thường. Cho nên, bạn không cần quá lo lắng, rụng răng sớm khi niềng chỉ xuất hiện khi làm sai cách, không đúng kỹ thuật, chăm sóc răng miệng không kỹ càng.
Để không sớm gặp phải tình trạng này, bên cạnh việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt của bản thân, bạn cũng nên cân nhắc:
3.1. Chọn địa chỉ niềng uy tín
Cách khắc phục khi rụng răng lúc đang niềng tốt nhất bạn cần biết đó là lựa chọn một nha khoa uy tín, đáng tin. Địa chỉ này chắc chắn sẽ có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha giỏi giang, giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu. Đồng thời, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cũng được đầu tư hiện đại, an toàn hơn.
Tất cả những điều đó sẽ cho bạn một kết quả niềng răng thuận lợi, thành công, không lo sợ rụng răng sớm khi niềng. Bạn có thể tham khảo nhiều nha khoa, xem các đánh giá, phản hồi từ trải nghiệm của khách hàng trước đó. Đến tận nha khoa để quan sát tay nghề của chuyên gia, nha sĩ rồi hãy đưa ra quyết định nhé!
3.2. Bổ sung các chất cần thiết
Ngoài ra, trong quá trình niềng răng, chắc chắn răng của bạn sẽ ở tình trạng rất yếu ớt, cần được chăm sóc nhiều hơn. Bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Cụ thể là các khoáng chất như Canxi, Vitamin,…
Chúng sẽ góp phần bổ sung dinh dưỡng cần thiết đến răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe hơn trước tác động niềng quá lớn.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin cùng kiến thức hữu ích về tình trạng rụng răng sớm khi niềng. Hy vọng rằng, bạn đã biết thêm nhiều điều hay ho, vững tâm hơn nếu có ý định chỉnh nha, cải thiện nụ cười nhé!