RĂNG KHẤP KHỂNH NHẸ CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ KHÔNG, THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ RA SAO ?
Là một trường hợp của mọc sai cấu trúc, răng khấp khểnh mang tới nhiều phiền toái cho người bị. Không chỉ làm giảm thẩm mỹ, sự tự tin của con người mà nó còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, mất răng…
Vì vậy bạn cần theo dõi bài viết, mọi thông tin về nguyên nhân, tác hại, điều trị răng khấp khểnh nhẹ sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây!
Tại sao răng bị mọc khấp khểnh, lộn xộn?
Biểu hiện của răng khấp khểnh là các răng mọc sai vị trí, không thẳng đứng trên cung hàm. Chúng thường mọc chồng chéo, chen chúc nhau, cái cao cái thấp, cái thụt vào trong, cái lại thò ra ngoài. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do di truyền từ ông bà, bố mẹ.
Bên cạnh đó, răng sữa mất quá sớm/quá lâu cũng là nguyên nhân khiến răng mọc không đều. Hai trường hợp này đều khiến các răng thay thế không có đủ khoảng trống để mọc; nên chúng phải mọc lệch hướng, thụt vào trong hoặc thò ra bên ngoài.
Ngoài ra, một số nguyên do khác khiến răng mọc khấp khểnh là các thói quen xấu, thiếu vitamin. Các thói quen đẩy lưỡi, mút tay, thở miệng của trẻ có thể khiến răng của chúng mọc lệch lạc. Trong giai đoạn phát triển xương răng, việc không cung cấp đủ vitamin C, canxi.. cũng khiến quá trình thay răng gặp nhiều vấn đề xấu, khiến răng mọc lệch.
Tìm hiểu thêm: RĂNG KHỂNH ĐẸP LÀ GÌ? CÓ NÊN NIỀNG RĂNG KHỂNH HAY KHÔNG?
Tại sao cần phải niềng răng khấp khểnh nhẹ?
Có khá nhiều bệnh nhân không để ý điều trị khi mình bị răng khấp khểnh nhẹ. Họ nghĩ rằng chỉ khi bị nặng, quá lệch lạc mới cần niềng răng thẩm mỹ. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần là răng mọc lệch, dù ít hay nhiều thì nên khắc phục sớm.
Bởi răng khấp khểnh không chỉ gây ra những tiêu cực về thẩm mỹ, khiến nụ cười kém duyên trực tiếp ảnh hưởng xấu tới tinh thần, tâm lý của người bị. Mà nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Răng mọc lệch là dấu hiệu của sai lệch khớp cắn nên không phân bổ đều lực nhai thức ăn. Để một thời gian sẽ khiến các răng trở nên yếu, làm giảm sút mức độ nghiền nát thức ăn. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng xấu đến khớp thái dương hàm và cả hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, tình trạng răng khấp khểnh cũng có thể gây nên những bệnh lý về răng miệng. Điển hình là căn bệnh sâu răng, viêm nướu không thức ăn thừa không được loại bỏ hoàn toàn. Đúng là như vậy, việc mọc lệch tạo ra các khe hở giữa các răng đồ ăn thừa mắc kẹt ở đó sẽ rất khó để làm sạch. Lâu dần sẽ tạo thành các mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu. Viêm nướu không được chữa trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm nha chu, tụt nướu thậm chí là nguy cơ cao bị mất răng.
Thời gian niềng răng khấp khểnh nhẹ là bao lâu?
Bởi mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng, nên niềng răng khấp khểnh nhẹ được rất nhiều người lựa chọn. Kỹ thuật thực hiện niềng răng khấp khểnh cũng giống như răng vẩu, móm, răng thưa… Thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trung bình mất khoảng 1.5 – 2 năm.
Nếu quá trình niềng được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề tốt, đúng kỹ thuật thì sẽ đảm bảo hiệu quả nhanh chóng. Đồng thời, thời gian điều trị cũng phụ thuộc vào sự hợp tác của người bệnh với nha sĩ. Chỉ cần đi tái khám định kỳ theo lịch để bác sĩ thường xuyên nắm bắt được tình trạng răng; đảm bảo thời gian niềng răng khấp khểnh sẽ theo đúng kế hoạch, nhanh chóng đạt hiệu quả.
Ưu nhược, chi phí của các phương pháp niềng răng khấp khểnh
Giống như niềng răng hô, răng thưa… người bệnh cũng có nhiều lựa chọn để khắc phục răng khấp khểnh. Bao gồm niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, Invisalign trong suốt với ưu nhược khác nhau.
Niềng răng mắc cài kim loại hết ít chi phí nhất
Với phương pháp này, nha sĩ sẽ sử dụng dây cung và mắc cài đều bằng kim loại. Ưu điểm là dây cung giúp tạo lực kéo răng theo ý muốn, mang tới hiệu quả tốt. Đồng thời, đây cũng là kỹ thuật hết ít chi phí nhất, dao động từ 27.000.000 – 40.000.000 đồng.
Nhược điểm của phương pháp là sự đàn hồi, ma sát của dây chun sẽ giảm theo thời gian. Điều này khiến lực kéo bị giảm, thường xuyên bị đứt dây chun, bung tuột mắc cài rất đau đớn. Đồng thời, mắc cài kim loại không trùng với màu răng sẽ khiến thẩm mỹ bị giảm sút.
Niềng răng mắc cài sứ với chi phí cao hơn
Với mắc cài làm từ sứ, phương pháp niềng răng khấp khểnh nhẹ này đảm bảo được thẩm mỹ cho người bệnh. Chất liệu sứ cao cấp, an toàn với con người và không gây tổn thương mô nướu. Phương pháp này có chi phí cao hơn mắc cài kim loại, dao động từ 42.000.000 – 50.000.000 đồng.
Niềng răng khay Invisalign trong suốt hiện đại
Ở phương pháp này, người bệnh sẽ không cần đến dây buộc, mắc cài; mà được sử dụng khay Invisalign trong suốt, thiết kế riêng. Giúp đảm bảo 100% về vấn đề thẩm mỹ, dễ dàng tháo lắp, vệ sinh, không gây đau đớn. Đặc biệt, sử dụng Invisalign, người bệnh sẽ hạn chế được việc phải nhổ bớt răng và không cần đến gặp nha sĩ quá nhiều. Tuy nhiên, chi phí của nó lại khá cao so với hai kỹ thuật trên, khoảng từ 90.000.000 – 130.000.000 đồng.
Răng khấp khểnh nhẹ là tình trạng răng miệng cần khắc phục sớm để tránh những nguy hiểm cho sức khỏe. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ lựa chọn được phương pháp niềng răng hiệu quả, phù hợp!