KHÁM PHÁ QUY TRÌNH TRÁM RĂNG ĐẠT CHUẨN NHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU HIỆN NAY

Phương pháp trám răng không chỉ đem lại hiệu quả điều trị sâu răng tối ưu mà còn cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng thưa hay bị sứt mẻ. Có thể nói đây là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, song không phải ai cũng đã hiểu rõ ràng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về quy trình trám răng chi tiết và cụ thể nhất.

Trám răng bị sâu

trám răng sâu

Sâu răng là tình trạng khá phổ biến gặp phải ở nhiều người. Nguyên nhân dẫn đến sâu răng là do vi khuẩn, mảng bám thức ăn tích tụ lại mà không chăm sóc răng đúng cách.

Nếu không được điều trị nhanh chóng, lỗ hổng do sâu răng sẽ lớn dần và nghiêm trọng hơn. Khi đó những cơn đau buốt răng sẽ xuất hiện, lâu dần còn có thể dẫn đến mất răng. 

Do đó, ngay khi xuất hiện triệu chứng sâu răng, bạn cần đến thăm khám nha sĩ để được tiến hành trám lại lỗ hổng trên răng. Nhờ đó sẽ giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, phục hồi thẩm mỹ cho răng.

Trám răng khi bị nứt, mẻ

Có rất nhiều trường hợp khiến răng có thể bị nứt, mẻ do tác động của ngoại lực. Nếu bạn phát hiện kịp thời thì hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này. Nha sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật trám răng tương tự như đối với những chiếc răng bị sâu.

Trám răng thưa

Nếu như răng bạn bị thưa, đặc biệt là ở răng cửa sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Khi đó bạn có thể tìm hiểu đến phương pháp trám răng thẩm mỹ, tạo hình cho răng. Tuy nhiên, chỉ đối với những trường hợp răng thưa có khoảng hở dưới 2mm mới được khuyến khích áp dụng phương pháp này. 

Trường hợp khoảng hở giữa hai răng lớn hơn thì không nên trám mà hãy tiến hành niềng răng hoặc bọc răng sứ. 2 phương pháp đó sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Xem bài viết liên quan: Bọc răng sứ hay trám răng ? Giải pháp nào cho răng thưa ?

Trám răng thay chỗ trám cũ

Phương pháp trám răng sẽ chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định. Đây không phải là một kỹ thuật kéo dài vĩnh viễn. Sau một thời gian, chỗ trám sẽ dần bị mòn do hoạt động ăn uống hàng ngày và có thể sẽ bong tróc, rơi ra ngoài. Khi đó, các nha sĩ sẽ yêu cầu bạn phải thực hiện lại quy trình trám răng để đảm bảo hiệu quả đem lại.

Chia sẻ thông tin về quy trình trám răng diễn ra như thế nào?

trám răng trực tiếp

Quy trình trám răng trực tiếp

Trám răng trực tiếp là quy trình trám răng đơn giản và có thể áp dụng cho nhiều tình trạng răng. Bạn chỉ cần sắp xếp thời gian để có một buổi hẹn cùng nha sĩ là có thể hoàn thành. Quy trình trám răng trực tiếp cho bệnh nhân sẽ được tiến hành cụ thể như sau:

Thăm khám và tư vấn: Trước tiên, nha sĩ sẽ cần phải kiểm tra khu vực răng cần trám. Xác định rõ kích thước cũng như tư vấn cho bạn về các loại vật liệu phù hợp nên sử dụng cho chỗ trám.

Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám: Sau đó, nha sĩ sẽ gây tê tại vị trí răng cần trám. Nếu như trường hợp răng bị sâu thì cần cạo sạch chỗ sâu với dụng cụ chuyên dụng. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ thức ăn thừa hay cao răng còn sót.

Tiến hành trám: Để tiến hành trám răng, nha sĩ sẽ đổ vật liệu dùng để trám vào lỗ sâu hoặc vị trí răng bị nứt, bị thưa. Lúc này, vật liệu trám vẫn ở dạng lỏng. Sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40 giây.

Chỉnh sửa lại chỗ trám: Sau khi đổ vật liệu trám, nha sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám và loại bỏ phần vật liệu dư thừa. Bề mặt vết trám sẽ được làm nhẵn lại và đánh bóng để răng không bị cộm hay khó chịu.

Thời gian tiến hành quá trình trám răng trực tiếp tùy vào từng trường hợp cụ thể của răng miệng. Thông thường sẽ chỉ mất khoảng 20 –30 phút. 

Trám răng gián tiếp

Nếu cấu trúc răng không đủ tốt để trám trực tiếp thì tiến hành trám gián tiếp. Tuy nhiên tình trạng răng cũng chưa bị tổn thương nghiêm trọng để phải bọc răng. Quy trình trám răng gián tiếp trải qua hai lần hẹn gặp cùng nha sĩ, cụ thể:

Lần hẹn thứ nhất: Nha sĩ sẽ loại bỏ và vệ sinh sạch sẽ sâu răng hay phần trám cũ trên răng. Tiếp đó sẽ lấy dấu răng để xem được hình dáng của chiếc răng cần được trám cùng với các răng xung quanh. Bản dấu răng này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành tạo nên miếng trám gián tiếp. Bạn sẽ được đặt một miếng trám tạm thời trong thời gian chờ đến lần hẹn tiếp theo.

Lần hẹn thứ hai: Nha sĩ sẽ loại bỏ miếng trám tạm thời và tiến hành kiểm tra mức độ phù hợp của miếng trám gián tiếp. Nếu mọi thứ đều ổn định thì miếng trám gián tiếp sẽ được cố định vĩnh viễn trên răng.

Thời gian điều trị của trám răng gián tiếp là 30 – 45 phút cho mỗi lần hẹn. Hiện nay, có hai hình thức trám gián tiếp đó là inlay và onlay. 2 loại này có độ bền lâu hơn rất nhiều so với hình thức trám trực tiếp truyền thống. Răng được trám có thể tồn tại lên đến 30 năm.

Nếu như bạn gặp bất cứ tình trạng răng miệng trên cần được tư vấn và giải đáp. Đừng ngần ngại hãy liên hệ tới Nha Khoa Đông Nam Á ngay hôm nay qua hotline 0911 222 798 – 0768 234 999 hoặc website Nhakhoadongnama.vn nhé!

Hy vọng một số chia sẻ trên đây về quy trình trám răng đã giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về phương pháp này. Mọi thắc khác về vấn đề răng miệng, gọi ngay đến Nha Khoa Đông Nam Á!

Bài viết cùng chuyên mục