NIỀNG RĂNG MẮC CÀI SỨ NÊN KIÊNG ĂN GÌ ?
Mặc dù niềng răng mắc cài sứ thuận tiện hơn và rất khó bị ảnh hưởng từ các loại thực phẩm. Song vẫn cần có những lưu ý về các loại đồ ăn thức uống để quá trình niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất. Hầu như khi niềng mọi người đều được chỉ định nhổ bớt răng. Giai đoạn này mọi người cần phải có sự lưu ý đến chuyện ăn uống để không gây tổn thương cho lợi và các mô. Kể cả khi đã lắp niềng, bạn cũng cần lưu ý rất nhiều đến việc ăn gì, ăn ra sao để kết cấu răng được hoàn thiện nhất.
Cùng tham khảo những khuyến nghị dưới đấy của các nha sỹ, để quá trình niềng răng được hoàn thiện nhất nhé.
Niềng răng mắc cài sứ không nên ăn gì ?
Để việc niềng răng diễn ra hiệu quả và an toàn, hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh không cần thiết, bệnh nhân chỉnh nha nên tránh hoặc hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm quá cứng, đòi hỏi phải dùng nhiều lực khi cắn, nhai như: thịt, xương, hay các loại hạt, quả cứng, thực phẩm chế biến sẵn như lương khô… Để tiêu hóa được những loại thức ăn này, răng phải tác động lực tương đối lớn, gây đau mỏi hàm. Các loại khí cụ hỗ trợ được lắp trên bề mặt răng khi đó dễ bị xô lệch, bong tróc thậm chí là tuột khỏi cấu trúc.
- Thực phẩm với độ dai cao như: cá, mực, thịt dạng khô, nội tạng động vật, vỏ bánh pizza… Hay những đồ ăn quá dẻo như: bánh nếp, bánh dày, kẹo dẻo… Quá dai khiến răng phải tác động lực day, nghiến đồ ăn còn quá dẻo dễ khiến thực phẩm dính vào bề mặt răng, mắc vào mắc cài. Cả hai trường hợp này đều không tốt.
- Thực phẩm giòn như: khoai tây chiên, bỏng ngô, cánh gà rán, kẹo giòn… Khi bị nghiền, những loại thực phẩm này sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ li ti, dính mắc vào kẽ răng, mắc cài, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây phát sinh vấn đề răng miệng, ảnh hưởng đến hiệu quả niềng.
Ngoài ra, đối với những thực phẩm có miếng to nên xắt nhỏ vừa ăn. Khi đó răng không phải “gồng mình” để nhai và tiêu hóa. Khi ăn nên chậm dãi, tác động lực nhai đều đặn, tránh nhai, cắn đột ngột dễ ảnh hưởng đến sự ổn định của các khí cụ hỗ trợ.
Niềng răng mắc cài sứ nên ăn gì ?
Khi mới bắt đầu niềng răng bao giờ bộ khí cụ cũng sẽ gây cảm giác vướng, cọ xát và khó chịu đối với má trong, nướu và lưỡi. Vì lực căng kéo bắt đầu tác động lên răng và xương hàm nên cảm giác đau nhức là không thể tránh khỏi. Trong những ngày đầu tiên này, bạn nên tránh làm lệch niềng, đứt niềng và khiến cho cảm giác nhức trở nên tệ hơn. Bạn nên chọn ăn các loại thực phẩm mềm như các món luộc, các loại sinh tố, nước ép rau củ quả và món chính là cháo, súp để không tạo thêm áp lực nhai cắn lên răng. Những loại thực phẩm này bạn nên sử dụng cho đến khi không còn thấy khó chịu và lạ lẫm với bộ khí cụ nữa.
- Các sản phẩm từ sữa: phô mai, bơ mềm; các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua…
- Các món ăn làm từ trứng
- Các loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mềm không rắc hạt
- Ngũ cốc, các loại mỳ, cơm nấu chín mềm
- Những món ăn mềm từ thịt: thịt băm viên, thịt hầm, thịt gia cầm và hải sản
- Rau quả: các món luộc, hấp, đậu phụ, các món nghiền như khoai tây…
- Trái cây – táo, chuối, nước ép trái cây, sinh tố, hoa quả
- Đồ tráng miệng: Kem, sữa, chocolate, các loại bánh như brownies, cookies mềm.
Vệ sinh răng miệng khi niềng răng mắc cài sứ
- Làm vệ sinh răng miệng thường xuyên. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đánh răng sau ăn. Bàn chải đánh răng nên dùng loại chuyên dụng cho người niềng răng hoặc dạng bàn chải với các sợi bền và mảnh. Bàn chải loại này sẽ giúp chải sâu vào bên trong kẽ, làm sạch răng đồng thời tránh trường hợp lông bàn chải bị rơi và mắc vào mắc cài.
- Sử dụng chỉ nha khoa, không sử dụng loại tăm xỉa thông thường. Chỉ nha khoa nhẹ nhàng lấy đi những mảng thức ăn còn giắt lại trong kẽ răng trong khi đó tăm tre dễ khiến chảy máu chân răng, viêm nhiễm gây hôi miệng.
- Súc miệng sau ăn. Súc miệng sau ăn rửa trôi các mảng bám. Các mảng bám không được dọn dẹp sạch, lâu này sẽ thành “ổ” – môi trường thuận lợi để vi khuẩn tích tụ và tấn công, gây bệnh lý về răng miệng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.