Nhổ răng nào đau nhất và cách giảm đau nhanh chóng
Nhổ răng là phương pháp điều trị răng cuối cùng khi không thể tái tạo lại. Nhưng nhiều người lại lo lắng, thắc mắc về phương pháp nhổ răng an toàn không đau và sau nhổ răng mấy ngày thì lành?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về phương pháp nhổ răng không đau trong bài viết dưới đây.
1. Khi nào bác sĩ chỉ định nhổ răng?
Thông thường một hàm răng khỏe mạnh và đang hoạt động bình thường thì sẽ không phải nhổ răng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp răng hư tổn, lung lay, suy yếu không đảm nhiệm được chức năng. Thậm chí, ảnh hưởng đến cả hàm răng và sức khỏe cơ thể thì trong trường hợp này bác sĩ phải chỉ định mổ răng.
Bác sĩ chỉ định mổ răng tại chỗ khi khám răng mà phát hiện ra các vấn đề sau:
- Răng bị phá hủy nhiều ở cả phần thân và chân răng dẫn đến răng bị mất khả năng thực hiện chức năng và việc điều trị tái tạo không thể thực hiện.
- Răng đã được tiến hành điều trị tủy nhiều lần hoặc bị viêm nhiễm mãn tính bị tái phát; có kèm các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
- Răng bị mắc các bệnh lý về răng miệng dẫn đến các biến chứng như viêm xương, viêm xoang, viêm tổ chức liên kết, …
- Răng bị mọc lệch, mọc ngầm, răng thừa bị dị dạng, răng gãy do sang chấn, …
- Răng sữa ở trẻ nhỏ đến tuổi thay răng nhưng không nhổ tự nhiên được phải chỉ định mổ để tránh ảnh hưởng đến mọc răng trưởng thành.
Bác sĩ chỉ định mổ răng theo yêu cầu phục hình, chỉnh hình thẩm mỹ:
- Khi niềng răng trong trường hợp răng hô, nhấp nhổm, răng mọc lệch phải tiến hành mổ trước khi kéo dây chằng chân răng.
- Khi răng bị lung lay phải tiến hành nhổ để cấy răng mới.
Chỉ định nhổ răng tổng quát:
- Nhổ răng theo yêu cầu của bác sĩ khoa nội khi răng bị nhiễm khuẩn nghi gây viêm khớp, viêm thận, viêm nội tâm mạc.
- Nhổ răng nằm trên đường của tia xạ khi trình điều trị một khối u nào đó ở vùng hàm mặt.
2. Nhổ răng nào đau nhất?
Việc nhổ răng thường không gây nguy hại đến sức khỏe của bạn. Nhưng nhiều người lại lo lắng không biết nhổ răng có bị đau quá không và nhổ răng nào đau nhất? Nhổ răng mấy ngày thì lành?
Thông thường khi nhổ răng bác sĩ sẽ sử dụng một lượng thuốc gây tê nhất định nên sẽ không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên việc nhổ răng vẫn gây ra cảm giác khá đau và mức độ đau còn tùy thuộc vào chiếc răng bị nhổ.
2.1 Nhổ răng hàm có đau không?
Nhổ răng nói chung hay răng hàm nói riêng thì đều gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Mức độ đau phụ thuộc vào công nghệ, phương pháp nhổ và chuyên môn của bác sĩ.
2.2 Nhổ răng sâu có đau không?
Thông thường răng sâu đã gây đau nhức cho bệnh nhân, vì vậy mà việc nhổ răng sâu chắc chắn sẽ không tránh khỏi bị đau. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều phương pháp nhổ răng không đau nên nhổ răng sâu cũng dễ dàng hơn.
2.3 Nhổ răng khôn có đau không?
Nhổ răng nào đau nhất? Có lẽ khi nhận được câu hỏi này thì ai cũng nghĩ tới trường hợp nhổ răng khôn. Vì đây là chiếc răng mọc sau cùng và thường mọc không bình thường. Nó hay bị mọc lệch, mọc ngược hoặc mọc ngầm. Cũng chính điều này mà rất nhiều người sợ hãi khi răng khôn mọc.
3. Nhổ răng bằng công nghệ sóng âm Piezotome tại Sea Dental
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp nhổ răng hiện đại sử dụng công nghệ cao. Mục đích của những phương pháp nhổ răng này đó là đem đến một trải nghiệm nhổ răng không đau và hiệu quả cho người bệnh. Được biết đến là một công nghệ nhổ răng hiện đại nhất – Nhổ răng bằng công nghệ sóng âm Piezotome được nhiều người lựa chọn tại Sea Dental.
3.1 Nhổ răng bằng công nghệ Piezotome là gì?
Công nghệ Piezotome
Công nghệ nhổ răng bằng máy Piezotome tại Sea Dental là một trong những công nghệ nha khoa hiện đại nhất. Nhờ có sự xuất hiện của công nghệ sóng âm Piezotome đã mở ra một bước tiến mới trong lĩnh vực điều trị nha khoa. Công nghệ này sử dụng sóng âm để mở nướu, cắt và sau đó nâng xoang hàm và tạo hình khung xương. Toàn bộ quá trình không xâm lấn đến phần mô mềm ở xung quanh răng.
Sóng âm Piezotome sử dụng hệ thống tự động sóng âm có bước sóng với tần số dao động từ 28 – 36 KHz. Bước sóng này giúp hỗ trợ điều trị các tình huống phẫu thuật trong nha khoa; đặc biệt là nhổ răng khôn hoặc tạo hình xương, nâng xoang hàm… mà không gây ma sát mạnh, giảm đau đớn cho người bệnh. Máy có các đầu mũi khoan được cấu tạo rất nhỏ gọn và mỏng nhẹ, chỉ khoảng 0.2 – 0.5 mm. Điều này giúp các đầu mũi khoan dễ dàng len lỏi vào trong khi nhổ răng.
Quá trình nhổ răng bằng máy Piezotome
Quá trình nhổ răng bác sĩ sẽ sử dụng các sóng âm có tần số và biên độ khác nhau để đưa mũi khoan khoan nhẹ nhàng vào vùng xung quanh chân răng cần nhổ. Đồng thời với quá trình này, bác sĩ sẽ kích hoạt hệ thống bơm nhu của máy. Mục đích là để làm giảm nhiệt độ mũi khoan, không gây tổn thương và giảm đau khi các mô mềm và răng chạm vào mũi khoan.
Tìm hiểu thêm: Sự thật về phương pháp nhổ răng không đau bằng sóng âm Piezotome
3.2 Ưu nhược được của phương pháp nhổ răng bằng công nghệ sóng âm Piezotome tại Sea Dental
Ưu điểm:
- Giảm đau khi tiến hành nhổ răng. Do quá trình nhổ sóng âm không tác động đến các dây thần kinh và mạch máu xung quanh chân răng.
- Thời gian nhổ nhanh, chỉ trong khoảng 15 – 20 phút, giúp tiết kiệm thời gian.
- Xác định vị trí cắt xương chính xác, định hình được cấu trúc của xương hàm. Điều này làm cho quá trình nhổ răng an toàn hơn.
- Không gây phù nề, giảm sưng, khít hàm trong vòng 24 giờ kể từ khi phẫu thuật.
- Vết thương sau khi tiểu phẫu lành nhanh và thường không gây tổn thương nặng và ít khả năng gây ra biến chứng.
- Giảm độ há miệng so với phương pháp nhổ răng truyền thống. Đồng thời giảm cảm giác sợ hãi, căng thẳng cho người bệnh khi tiến hành phẫu thuật.
Nhược điểm:
- Do sử dụng công nghệ hiện đại và là phương pháp mới nên giá thành hơi cao.
- Phương pháp này hiện nay chỉ có ở một số phòng khám hiện đại ở các thành phố lớn, chưa được sử dụng phổ biến.
- Không được áp dụng công nghệ sóng âm Piezotome cho người bệnh có gắn máy tạo nhịp tim.
3.3 Quy trình nhổ răng bằng công nghệ sóng âm Piezotome tại Sea Dental
Tại Sea Dental, quá trình nhổ răng bằng sóng âm Piezotome được các bác sĩ thực hiện nghiêm ngặt theo các bước sau:
Bước 1: Bác sĩ Thăm khám và tiến hành chụp X-quang răng
Trước khi người bệnh quyết định việc nhổ răng, nha sĩ phải thăm khám và kiểm tra tình trạng toàn bộ hàm răng cũng như những chiếc răng cần nhổ cùng. Từ đó đưa ra kế hoạch nhổ răng phù hợp
Trong giai đoạn này nếu bác sĩ phát hiện người bệnh còn có các bệnh lý về răng miệng thì phải tiến hành điều trị khỏi hoàn toàn thì mới tiến hành nhổ răng. Mục đích là để đảm bảo hiệu quả khi nhổ răng, không gây biến chứng trong và sau trong quá trình phẫu thuật.
Bước 2: Bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và gây tê tại chỗ
Trước khi nhổ răng phải vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, khử khuẩn và vô trùng. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ổ răng và loại bỏ các nguy cơ áp xe. Sau đó, bác sĩ tiến hành tiêm thuốc gây tê tại chỗ để làm giảm đau trong quá trình nhổ. Lượng thuốc sử dụng vừa đủ không quá nhiều hoặc quá ít làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Đối với các trường hợp răng khôn mọc ngầm hay lệch có thể sử dụng phương pháp gây mê cho người bệnh.
Bước 3: Sử dụng dụng cụ làm lung lay chân răng
Sau khi thuốc tê đã có tác dụng, bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm yếu và lung lay chân răng. Mục đích là để khi đưa máy khoan vào sẽ làm giảm đau cho người bệnh.
Bước 4: Thực hiện nhổ răng
Bác sĩ thực hiện nhổ răng bằng máy Piezotome. Bác sĩ sẽ sử dụng các sóng âm có tần số và biên độ khác nhau để đưa mũi khoan khoan nhẹ nhàng vào vùng xung quanh chân răng cần nhổ. Đồng thời với quá trình này, bác sĩ sẽ kích hoạt hệ thống bơm nhu của máy. Mục đích là để làm giảm nhiệt độ mũi khoan, không gây tổn thương và giảm đau khi các mô mềm và răng chạm vào mũi khoan. Sau khi lấy được răng ra khỏi ổ răng, bác sĩ tiến hành cầm máu, khâu đóng vết thương cho bệnh nhân.
Bước 5: Hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc theo đơn và hẹn lịch tái khám
Sau khi được nhổ răng, người bệnh tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để bệnh nhân tự sử dụng ở nhà và hẹn lịch tái khám. Thông thường tái khám sẽ vào khoảng 1 đến 2 tuần kể từ khi nhổ răng.
4. Một số lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng giúp bạn mau lành
Sau khi nhổ răng, người bệnh cần phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi nhổ răng đau quá phải làm sao? Bệnh nhân cần tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc ngoài về điều trị mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Một số lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng giúp bạn mau lành như sau:
4.1 Chế độ ăn uống
- Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, không ăn thức ăn cứng, thô, khó nhai.
- Không nhai ở vùng răng nhổ.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là nhóm dinh dưỡng Vitamin, canxi. Ăn nhiều thực phẩm có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp giảm đau và mau lành vết mổ.
- Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê, phẩm nhuộm màu, ….
4.2 Vệ sinh răng miệng
- Sử dụng bàn chải mềm, chải nhẹ nhàng và không chải vào vùng răng bị nhổ.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm.
- Sử dụng nước súc miệng chuyên dùng.
Bài viết vừa cung cấp cho độc giả những thông tin về nhổ răng nào đau nhất và phương pháp nhổ răng an toàn không đau. Mong rằng quý khách sẽ lựa chọn được phương pháp nhổ răng không đau và địa chỉ nhổ răng uy tín.