GIẢI ĐÁP CÓ NÊN NHỔ RĂNG HÀM TRÊN TRONG CÙNG BỊ SÂU KHÔNG ?
Răng hàm trên trong cùng còn có tên gọi là răng số 8, răng khôn, là răng mọc muộn nhất. Vì nằm sâu bên trong nên việc vệ sinh răng, loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa khá khó khăn. Do đó, răng khôn rất dễ bị sâu, nhưng dấu hiệu để nhận biết lại không rõ ràng. Trong bài viết sau, Nha Khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ những dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu và thời gian, các phương pháp nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu hiệu quả hiện nay!
Dấu hiệu nhận biết răng hàm trên trong cùng bị sâu
Dấu hiệu đầu tiên của các tình trạng răng sâu đều là những cơn đau nhức, khó chịu kéo dài. Dù không tác động, các cơn đau vẫn có thể diễn ra với tần suất liên tục hoặc ngắt quãng. Kèm theo các cơn đau là tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ quá nóng/lạnh hoặc chua.
Các cơn đau xảy ra ở sâu bên trong nên rất khó để xác định vị trí răng bị sâu. Do đó, khi cảm thấy đau nhức, hãy kiểm tra thêm các dấu hiệu có thể nhận biết bằng mắt. Đó là sự thay đổi màu sắc trên bề mặt răng, sẽ xuất hiện những đốm có màu đen, xám hoặc nâu do sự xâm nhập của vi khuẩn.
Ngoài ra, răng khôn bị sâu cũng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu, đó là do thức ăn thừa bị kẹt lại ở các lỗ sâu nhỏ. Răng khôn mọc ở vị trí khuất nên việc làm sạch sẽ khó khăn hơn các răng khác.
Xem thêm bài viết liên quan: NHẬN BIẾT DẤU HIỆU SÂU RĂNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Răng hàm trên trong cùng bị sâu gây nhiều nguy hiểm
Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu là việc làm rất cần thiết, bởi tình trạng này có thể gây nhiều nguy hiểm tới người bệnh. Về mặt chức năng, răng khôn gần như không đóng vai trò quan trọng nào hết; ngược lại, sự xuất hiện của nó chỉ mang đến phiền phức cho con người.
Trong trường hợp răng mọc lệch, mọc ngang đâm vào răng khác, nó gây nhiều cơn đau nhức, khó chịu. Hơn thế, khi bị sâu, chiếc răng này còn có thể gây nhiều vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe. Sự tích tụ thức ăn lâu ngày trên các lỗ sâu không chỉ gây đau nhức, hôi miệng mà còn nhiều nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu.
Bên cạnh đó, răng khôn bị sâu là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng. Cụ thể là các bệnh viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng, hôi miệng; nghiêm trọng hơn là lây lan sâu răng tới xương ổ răng, tác động tới các răng xung quanh. Từ đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn thân và tinh thần của người bệnh.
Khi nào nên nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu?
Thời điểm mọc răng số 8 là độ tuổi trưởng thành, giai đoạn mà xương đã phát triển ổn định. Bởi vậy mà khi bị sâu, người bệnh cần đến thăm khám nha sĩ để được điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ bỏ răng số 8 hàm trên nếu các lỗ sâu lớn, lan rộng.
Đặc biệt là trong các trường hợp vết sâu ăn vào tủy, nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ dễ bị áp xe xương ổ răng, viêm chóp răng. Người bệnh cũng sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng số 8 dù chỉ mới chớm sâu nhẹ. Đây là trường hợp răng có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức, cần nhổ ngay lập tức.
Các phương pháp nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu
Hiện nay, có 3 phương pháp chủ yếu để nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu. Có thể nhổ bằng kìm, bằng bẩy chuyên khoa hoặc sử dụng máy siêu âm Piezotome hiện đại. Sử dụng kìm được áp dụng trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, bị sâu nhẹ, vẫn còn nguyên vẹn.
Bẩy là một công cụ nha khoa, có công dụng chính là làm rộng ổ răng và huyệt ổ răng. Với trường hợp chân răng khôn nằm ngang, có thể kết hợp kìm và bẩy để nhổ dễ dàng hơn. Trong nhiều tình huống, bác sĩ sẽ phải can thiệp cắt lợi để lấy được chân răng ra ngoài.
Nhổ răng khôn bị sâu bằng máy siêu âm Piezotome là phương pháp hiện đại, được nhiều người ưa chuộng. Những chiếc răng sâu cứng đầu sẽ được loại bỏ một cách nhanh chóng, an toàn bằng công nghệ và máy siêu âm. Thiết bị này sử dụng mũi khoan mỏng, hoạt động theo nguyên lý sóng siêu âm, tần số 28 – 36Hz. Không làm tổn hại mô mềm trong miệng, bảo vệ ổ xương răng, giảm thiểu tối đa sự đau nhức.
Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng hàm trên trong cùng
Sau khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu, người bệnh cần có chế độ chăm sóc phù hợp. Điều này nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm, giúp vết thương mau lành hơn, cụ thể như sau:
- Tránh nhai ở vị trí vừa nhổ, nên lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nuốt. Ưu tiên chọn những đồ ăn lỏng như cháo, súp nhưng không nên ăn quá nóng, dễ gây kích thích.
- Nên giảm sưng, giảm đau bằng cách chườm vùng má, không lạm dụng thuốc giảm đau; chỉ nên uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên uống nhiều nước, không uống rượu bia, không ăn các thực phẩm quá cứng, dai, nóng/lạnh, chua cay.
- Lưu ý hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường dễ khiến vi khuẩn phát triển; tránh ăn các loại hạt vì sẽ để lại mảnh vụn trên răng.
Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu, các phương pháp nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu. Để được kiểm tra, điều trị răng số 8 chuyên nghiệp, liên hệ ngay với Nha Khoa Đông Nam Á qua hotline 0911 222 798 – website Nhakhoadongnama.vn!