NHỔ RĂNG CÒN SÓT CHÂN RĂNG CÓ SAO KHÔNG, CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN NHẤT
Nhổ răng là chỉ định sau cùng của bác sĩ, nhằm khắc phục tình trạng răng hư hỏng. Tuy nhiên, quá trình này cần lưu ý rất nhiều vấn đề, đặc biệt là nhổ còn sót chân răng, có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, nhổ răng còn sót chân răng có sao không và xử lý bằng cách nào, giải đáp ngay!
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng nhổ răng còn sót chân răng
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc nhổ răng còn sót chân răng là do các nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân khách quan
- Do bệnh nhân thăm khám tại các phòng khám không uy tín; bác sĩ có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm nhổ răng thực tế chưa nhiều nên vô tình bỏ sót lại chân răng
- Do sơ sót của bác sĩ, sau khi nhổ răng xong đã không kiểm tra và khám lại kỹ càng cho người bệnh, vì vậy mà dẫn đến tình trạng sót chân răng.
- Hệ thống máy móc, cơ sở vật chất dụng cụ hỗ trợ chưa được chú trọng đầu tư nên không đảm bảo cho quá trình nhổ.
Nguyên nhân chủ quan (Bác sĩ để sót chân răng lại có chủ đích)
Đối với nhiều trường hợp, nhổ răng còn sót chân răng không phải do sơ sót, vô ý mà bác sĩ đã cố tình để lại một phần chân răng bên trong. Việc này hoàn toàn nằm trong dự tính của bác sĩ và có cách để điều trị cụ thể. Lý do cần làm như vậy là bởi trong những tình huống như đó, nếu như tiếp tục lấy hết chân răng trong một lần nhổ có thể sẽ gây tác động đến cấu trúc giải phẫu dưới răng, dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm .
Các trường hợp cần để lại chân răng chẳng hạn như:
- Răng cần nhổ nằm ở vị trí phức tạp, quá sâu bên trong hàm: Những chiếc răng nằm ở vị trí sâu bên trong hàm và sát vị trí ống dây thần kinh và các mạch máu.
- Chân răng bị dị dạng: Một số trường hợp chân răng của bệnh nhân bị dị dạng cũng sẽ khiến cho quá trình nhổ răng trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
- Chân răng dính với phần xương hàm: Lúc này, nếu lấy chân răng ra rất dễ gây tổn thương đến xương hàm khiến cho bạn bị đau nhức và vết thương lâu liền hơn.
Cách nhận biết tình trạng nhổ răng còn sót chân răng
Thông thường, sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại xem chân răng có còn sót hay không. Một số cách nhận biết chân răng vẫn còn trong xương hàm phổ biến là:
- Tiến hành đếm số lượng chân răng đã được nhổ rồi so sánh với số lượng chân răng thực tế chuẩn. Nếu như thấy thiếu chân răng thì bác sĩ sẽ kiểm tra lại cho bạn.
- Nếu muốn chắc chắn hơn chân răng của mình đã được nhổ ra hết, bạn nên yêu cầu bác sĩ chụp phim X-quang răng để quan sát vùng chân răng mới nhổ, xem có còn chân răng trong khung hàm hay không. Cách xác định bằng cách chụp X-quang đảm bảo độ chính xác và chắc chắn nhất việc nhổ chân răng đã hoàn toàn triệt để hay chưa.
- Sau khi nhổ răng từ 1-2 tuần, vết thương đã đến giai đoạn lành dần và tình trạng đau nhức sẽ chấm dứt, việc ăn uống trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu như bạn vẫn cảm thấy đau nhức và có dấu hiệu bị sưng nướu, sốt nhẹ kéo dài thì hãy tới gặp bác sĩ để được kiểm tra lại sớm nhất.
Giải đáp nhổ răng còn sót chân răng có sao không?
Nếu như sót chân răng do nguyên nhân khách quan, bác sĩ đã có chủ đích từ trước thì bạn hoàn toàn không cần lo lắng. Việc này đã nằm trong dự kiến và bác sĩ đã có phác đồ điều trị cụ thể. Thời gian dự kiến cho lần nhổ răng sau sẽ được xác định trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, nếu việc nhổ sót chân răng là do những nguyên nhân chủ quan thì nên điều trị càng sớm càng tốt, để lâu sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng về tình trạng này này. Bởi vì chỉ cần phát hiện sớm và có cách điều trị nhổ phần chân răng còn sót lại hợp lý thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Cách xử lý nhổ răng còn sót chân răng an toàn nhất
Sau khi nhổ răng, nếu như có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng về tình trạng còn sót chân răng thì hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ nha khoa có chuyên môn để được thăm khám kịp thời. Bạn không được xem nhẹ vấn đề này mà tự ý nhổ răng hay động chạm vào nướu. Bởi làm vậy sẽ gây chảy máu và tổn thương đến vết phẫu thuật.
Một số cách xử lý vấn đề nhổ răng còn sót chân răng an toàn gồm:
- Nếu vùng răng đó của bạn không có hiện tượng bị viêm nhiễm thì không cần phải tiến hành nhổ răng ngay lập tức. Điều cần làm chỉ là theo dõi và đợi cho tới khi chân răng nhô lên khỏi nướu rồi tìm tới địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành lấy phần răng còn sót lại ra.
- Nếu vùng răng còn sót lại của bạn viêm nhiễm nặng, có cảm giác đau nhức và gây chảy máu liên tục không chấm dứt thì cần phải xử lý ngay. Trước tiên bạn hãy uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm sưng, kháng viêm. Tiếp đó hãy nhanh chóng đặt lịch hẹn khám với bác sĩ để thực hiện lấy chân răng ra ngoài trong thời gian sớm nhất.
Bài viết tham khảo: GIẢI ĐÁP VỀ QUÁ TRÌNH LÀNH THƯƠNG SAU NHỔ RĂNG
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhổ răng còn sót chân răng có sao không. Cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ ngay tới Nha Khoa Đông Nam Á qua hotline 0911 222 798 – 0768 234 999 nhé!