Mọc răng khôn khi đang niềng có ảnh hưởng gì không
Hiện nay, niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha đang được đông đảo mọi người tin tưởng và sử dụng. Tuy nhiên, một vài trường hợp gặp phải vấn đề mọc răng khôn khi đang niềng răng.
Vậy cụ thể răng khôn là răng như nào? Nó gây ảnh hưởng gì? Có nhổ bỏ được răng không trong quá trình niềng răng không? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết phía dưới.
1. Răng khôn là gì ?
Răng khôn (hay còn được gọi là răng số 8, răng hàm lớn số 3) dùng để chỉ chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm. Nó sẽ mọc ở người từ 17 đến 25 tuổi. Răng khôn gây ra rất nhiều tranh luận bởi chức năng không rõ ràng mà để lại rất nhiều hậu quả. Do đó, việc nhổ bỏ hay giữ lại răng khôn vẫn là một câu hỏi lớn.
Mỗi người có đến 32 chiếc răng, trong đó bao gồm 4 cái răng khôn, 2 răng ở vị trí hàm trên và 2 cái còn lại ở hàm dưới. Do chúng đều mọc sau 28 chiếc răng nên hiện tượng thiếu chỗ mọc trên hàm đã xảy ra. Vì vậy, răng khôn có thể mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng lên hàm lớn thứ hay ở vị trí ngay bên cạnh hoặc mọc như bình thường, nhô lên lợi được 1 phần thì dừng lại và ngừng mọc vĩnh viễn.
Biểu hiện cụ thể của việc mọc răng khôn:
- Xuất hiện tình trạng sưng nướu tại vị trí cuối cùng của hàm, kéo dài trong khoảng thời gian 2-3 ngày. Đồng thời tần suất sưng, đau tăng dần.
- Trước tiên, nướu sẽ đỏ mọng, sưng to, sau đó ở giữ nướu sẽ có vật thể màu trắng mọc lên. Nó sẽ nhú lên nhiều hơn và có dáng tương tự như một chiếc răng sau vài tháng.
2. Răng khôn có ảnh hưởng như nào ?
Khi mọc răng khôn khi đang niềng răng sẽ gây tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bệnh, thậm chí các cơn đau còn kéo dài nhiều ngày. Hơn nữa, nó còn gây ra một số hậu quả xấu sau đây:
2.1 Gây sưng đau
Khi mọc lên, răng khôn sẽ đâm thẳng vào nướu, gây ra tình trạng đau nhức. Vấn đề này có thể kéo dài trong khoảng thời gian 2-3 tháng 1 lần, lâu nhất là vài năm phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tại vị trí răng khôn mọc lên, vùng nướu có thể bị sưng nhẹ, thậm chí còn xuất hiện còn xuất hiện cảm giác đau nếu chải răng hoặc ăn nhai vô tình chạm vào.
2.2 Dễ gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh nếu mọc nằm nghiêng
Hiện tượng răng khôn mọc nằm nghiêng khi không đủ chỗ sẽ xô đẩy đến các răng ở vị trí kề bên. Điều này không chỉ đơn thuần làm ảnh hưởng đến răng số 7 mà còn tác động đến cả hàm răng. Các răng sẽ bị trồng chất, chen chúc nhau và trở nên lệch lạc, không thẳng hàng, làm mất thẩm mỹ của nụ cười. Bạn nên nhổ bỏ răng khôn mọc nằm nghiêng càng sớm càng tốt để không phải đối mặt với tình trạng trên.
2.3 Sâu răng và viêm tủy
Do nằm sâu trong vị trí cung hàm nên việc vệ sinh răng khôn rất khó. Những mảng bám thức ăn thừa rất dễ kẹt vào nướu, làm cho vi khuẩn tại đó phát triển mạnh gây nên tình trạng sâu răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể lây lan sang cả răng số 7.
2.4 Ảnh hưởng đến thời gian niềng răng (với những ca cần phải di xa hàm, nếu không nhổ răng 8 thì thời gian sẽ lâu và có thể không được thẩm mỹ)
Răng khôn gặp phải tình trạng mọc lệch, đâm ngang rất khó có thể kiểm soát, nhất là trong thời gian đeo niềng, răng khôn nhú lên sẽ tác động đến các răng bên cạnh khiến các răng bị nghiêng, từ đó làm ảnh hưởng đến tất cả cấu trúc răng và kéo dài thời gian niềng.
Ngoài ra, với những ca cần phải di xa hàm, nếu răng 8 không được nhổ bỏ thì thời gian chỉnh nha sẽ kéo dài và hiệu quả sẽ giảm sút.
3. Đang đeo niềng có nhổ được răng khôn hay không ?
Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể nhổ răng khôn khi niềng răng. Việc làm này không những hạn chế được tình trạng sưng tấy, đau nhức trong quá trình mọc răng mà còn duy trì tốt kết quả niềng răng.
Do đó nếu bạn đang cảm thấy lo lắng vấn đề này gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì giờ đây bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Khi răng khôn nhô lên, chúng làm tác động và làm xô đẩy các răng ở vị trí bên cạnh, từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Trong quá trình tiến hành nhổ bỏ, các bác sĩ sẽ cân nhắc và tính toán kỹ càng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các răng khôn đều phải nhổ bỏ. Đối với những chiếc răng mọc thẳng đều, biến chứng thấp thì khả năng được giữ lại là hoàn toàn có thể. Để nắm bắt được thông tin chuẩn xác nhất, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn.
Mặc dù, nhổ răng chỉ được xem là một tiểu phẫu đơn giản nhưng để đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ thì bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
4. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Để không gặp phải các triệu chứng xấu sau khi nhổ răng khôn, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc một vài cách chăm sóc răng hiệu quả. Cụ thể:
4.1 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là gây tác động rất lớn đến quá trình phục hồi vết thương sau khi nhổ răng khôn. Bạn cần lưu ý khi sử dụng một số thực phẩm, đồ uống sau:
- Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn quá cứng hoặc dai bởi răng phải cần sử dụng một lực lớn để nhai nhỏ, nghiền nát, từ đó gây tổn thương tới nướu và gây hiện tượng chảy máu.
- Tránh xa các loại bánh ngọt, đồ chiên, rán,… Do những loại đồ ăn này rất dễ để lại các mảng bám li ti ở kẽ chân răng, tạo điều kiện thích hợp cho các loại vi khuẩn có hại hoạt động mạnh mẽ, gây viêm tại vị trí nhổ.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, nóng, chua bao gồm: dưa, cà muối, chanh, cam, bưởi,… Hàm lượng axit có trong thành phần của chúng là rất cao làm cho vết thương đau rát và lâu lành hơn.
- Không nên uống các loại đồ uống có ga, nước ngọt bởi lượng đường có trong chúng là rất lớn. Khi đường tiếp xúc với nước bọt thì phản ứng khử sẽ xuất hiện làm tình trạng viêm nhức vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không sử dụng các chất kích thích độc hại như rượu, bia, thuốc lá gây tác động xấu tới vết nhổ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có độ mềm và dễ nuốt như mì, cháo, bún, sữa chua,… để không sử dụng nhiều đến chức năng nhai của răng.
4.2 Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn
Khi gặp phải tình trạng đau nhức tại vị trí nhổ, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Bởi chúng có thể gây ra một vài tác dụng phụ như đau đầu, đau dạ dày, cơ thể mệt mỏi,… Vì vậy, bạn nên sử dụng đúng liều lượng và tuân theo chỉ định mà bác sĩ đề ra.
4.3 Uống nhiều nước lọc
Bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho khoang miệng. Nhờ đó hạn chế tối đa được sự phát triển, sinh sôi của các nhóm vi khuẩn có hại và làm vết thương nhanh lành hơn.
4.4 Có phương pháp chăm sóc răng miệng hợp lý
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng cần phải đưa ra phương pháp chăm sóc răng hợp lý. Cụ thể:
- Khi mới nhổ răng, bạn không được sử dụng nước muối để súc miệng do nó có thể làm chậm quá trình đông máu. Thay vào đó bạn nên dùng nước lọc để vệ sinh răng miệng để không gây tác động nhiều tới vết thương.
- Không nên sử dụng tăm tre, bàn chải cứng. Chỉ nha khoa, bàn chải lông mềm, tăm nước là những vật dụng được khuyến cáo dùng. Lưu ý, mọi thao tác vệ sinh răng miệng cần phải thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến vết nhổ.
Tìm hiểu thêm: CHIA SẺ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CÁCH VỆ SINH RĂNG NIỀNG HIỆU QUẢ
Kết luận
Bài viết phía trên là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc về vấn đề mọc răng khôn khi niềng răng sẽ gây ảnh hưởng như nào. Hy vọng chúng sẽ giải đáp được các thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Truy cập vào website của nha khoa Sea Dental thu thập được nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé.