MẤT RĂNG DẪN ĐẾN TIÊU XƯƠNG HÀM?
Mất răng dẫn đến tiêu xương và phát sinh nhiều chi phí điều trị hơn nữa. Nếu bạn đã từng bị mất răng, bạn sẽ rất vui khi biết được thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. Hãy hành động ngay bây giờ để thay thế những chiếc răng bị mất và giúp bạn tiết kiệm tiền.
Cách xương duy trì hình dáng, lực nhai và khối lượng khuôn mặt
Ngoài bệnh loãng xương thì còn có một lý do đơn giản cho sự mất xương, đó là: Hầu hết cấu trúc xương của chúng ta đòi hỏi một sự kích thích để có thể duy trì hình dạng, sức mạnh và khối lượng của nó. Khi chúng ta không kích thích xương, chúng bắt đầu bị tiêu dần đi.
Ví dụ, chúng ta kích thích xương ở chân và bàn chân khi chúng ta đi bộ, nhảy hoặc tập thể dục. Các xương ở cánh tay và vai của chúng ta nhận được sự kích thích khi chúng ta mở và đóng cửa hàng ngày, đẩy một xe hàng tạp hóa đầy thực phẩm hoặc nâng tạ.
Khi nói đến cấu trúc khuôn mặt của bạn, cách duy nhất để xương hàm của bạn nhận được kích thích hàng ngày là thông qua quá trình ăn nhai.
Bên dưới lợi, neo trong xương hàm, là chân răng của bạn. Khi bạn cắn một quả táo hoặc cà rốt, hay nhai một miếng bít tết, kích thích xương hàm sẽ được truyền từ trên răng xuống qua chân răng và vào xương hàm của bạn.
Khi một chân răng tự nhiên bị mất, cấy ghép Implant có thể được thay thế. Cấy ghép Implant sẽ kích thích xương theo kiểu tương tự.
Bạn nên biết rằng mất răng có thể gây tiêu xương
Khi bắt đầu mất răng, bạn sẽ bị tiêu xương hàm. Cầu răng, hàm giả bán phần và hàm giả tháo lắp toàn phần hoàn toàn không có khả năng cung cấp kích thích xương hàm ở những vùng răng bị mất của bạn.
Nếu không có sự kích thích này, cấu trúc xương và cơ của bạn yếu đi và bắt đầu co lại. Sự mất xương này sẽ thể khiến miệng và má của bạn bị hóp vào. Các nếp nhăn và sự chảy xệ trên khuôn mặt có thể xuất hiện sau đó. Khi miệng và má của bạn bị hóp vào, nó có thể khiến bạn trông già hơn.
Tùy thuộc vào mức độ mất xương của bạn theo thời gian, nha sĩ có thể cần tái tạo đủ xương để hỗ trợ cấy ghép Implant trước khi có thể một hoặc một vài trụ. Đây được gọi là ghép xương.
https://www.youtube.com/watch?v=rXEs5yecyGk
Các quy trình ghép xương hàm phổ biến
Có hai loại thủ tục ghép xương phổ biến:
- Ghép xương bảo tồn ổ răng
- Ghép xương tái tạo
Ghép xương bảo tồn ổ răng được thực hiện ngay sau khi nhổ răng và được thiết kế để lấp đầy khoảng trống của chiếc răng bị nhổ. Điều này giúp duy trì thể tích xương cần thiết để cấy ghép răng.
Loại ghép xương này được thiết kế để ngăn ngừa sự mất xương nhanh chóng và do đó được coi là loại ghép xương “phòng ngừa” hơn. Như vậy, đây là phương pháp ghép xương ít tốn kém nhất.
Ghép xương tái tạo được thiết kế để “mọc lại” xương sau khi xương đã bị tiêu hết ở khu vực mất răng. Như bạn có thể tưởng tượng, mọc lại xương là một quá trình phức tạp hơn nhiều so với việc ngăn chặn sự mất xương. Chỉ khi xương được tái tạo đầy đủ tại khu vực mất răng thì mới có thể đặt implant nha khoa đúng cách.
Quy trình này phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và vật liệu hơn để đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, thủ thuật ghép xương tái tạo đắt hơn ghép xương bảo tồn ổ.
Lên lịch tư vấn với Nha khoa Đông Nam Á để hiểu chính xác mức chi phí được áp dụng cho tình huống cụ thể của bạn. Bạn cũng có thể truy cập trang Bảng Giá của chúng để tìm hiểu về chi phí cấy ghép răng Implant và ghép xương.
Chi phí ghép xương và cấy ghép răng sẽ ít tốn kém hơn
Bạn đang bị tiêu xương ở chỗ mất răng này do thiếu sự kích thích của xương. Các răng khác trong khu vực mất răng của bạn cũng đang dịch chuyển do có khoảng trống. Khi những chiếc răng còn lại dịch chuyển, chúng trở nên yếu đi và bắt đầu sâu.
Răng bạn bắt đầu rụng nhiều hơn. Cuối cùng, bạn buộc phải đeo một hàm răng giả tháo lắp bán phần hoặc toàn hàm, điều này gây ra tình trạng tiêu xương nhiều hơn. Sau khi bị mất một số răng và tiêu xương, bạn có thể lựa chọn thực hiện làm hàm giả cố định All-on-4 hoặc All-on-6 để tránh phải đeo hàm giả tháo lắp gây tiêu xương.
Bên cạnh đó, sức khỏe răng miệng của bạn đã xấu đi. Do không thể nhai một số loại thức ăn với hàm giả lỏng lẻo, các lựa chọn thực phẩm của bạn trở nên hạn chế. Đồng thời, bạn phải chịu chi phí của một số thủ tục nha khoa bao gồm nhổ từng chiếc răng một.
Ngoài ra, vì một bộ hàm giả mới được làm chỉ để vừa với tình trạng xương hàm hiện tại, bạn sẽ phải chịu chi phí cho một số bộ răng giả và các sản phẩm kết dính răng giả trong nhiều năm.
Và cuối cùng, bạn sẽ nhận ra rằng phương pháp lâu dài và rẻ nhất để thay thế chiếc răng bị mất của bạn là ghép xương và cấy ghép Implant.
Liên hệ với Nha khoa Đông Nam Á
Sau khi đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đã ngay lập tức chọn cho mình một phương án thay thế chiếc răng đã mất. Bây giờ bạn biết rằng mất răng dẫn đến tiêu xương và phát sinh nhiều chi phí hơn.
Nếu bạn bị mất một chiếc răng, bạn nên cân nhắc thay thế bằng cấy ghép Implant. Nếu bạn đang thiếu một vài chiếc răng, hãy gọi ngay cho Nha khoa Đông Nam Á chúng tôi qua số hotline 0911.222.798 để được tư vấn về các lựa chọn cấy ghép nha khoa. Một cuộc tư vấn MIỄN PHÍ từ các bác sĩ chuyên gia thường là nơi tốt nhất để bắt đầu!
Chúng tôi tự hào được phục vụ các khách hàng tại 2 cơ sở:
– Thanh Xuân, Hà Nội
– 446 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội