MẮC CÀI LÀ GÌ? PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MẮC CÀI TRONG CHỈNH NHA

Chia sẻ trên :
01-04-2021 Thuận Minh

Hiện nay niềng răng là một trong những phương pháp điều trị chỉnh nha để tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng phù hợp với mọi người, mọi lứa tuổi. Có nhiều loại mắc cài trong chỉnh nha khác nhau nên giá thành và hiệu quả cũng khác nhau. Tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế và tình trạng công việc mà người dùng có thể lựa chọn cho mình loại mắc cài phù hợp nhất.

Hiện nay có các phương pháp niềng răng cơ bản:

  • Niềng răng với mắc cài mặt ngoài
  • Niềng răng với mắc cài mặt lưỡi
  • Niềng răng với máng trong suốt (Invisalign)

Trong 3 phương pháp này thì niềng răng với mắc cài mặt ngoài vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất với đa số bệnh nhân có nhu cầu nắn chỉnh. Vậy mắc cài là gì? Cơ chế hoạt động và chất liệu tạo thành như thế nào?

1. Mắc cài là gì? Cấu tạo của mắc cài như thế nào?

Mắc cài là một loại khí cụ được sử dụng để gắn vào răng của bệnh nhân, thông qua mắc cài với sự kết hợp kỹ thuật trong chỉnh nha để dùng lực giúp di chuyển răng đến vị trí mong muốn.

Cấu tạo của Mắc cài đều gồm có:

Thứ nhất là Đế mắc cài: Là nơi dán dính mắc cài lên bề mặt răng. Mắc cài được xử lý đế tốt sẽ có độ bền dán cao, ít bị bong tróc trong quá trình điều trị.

Thứ 2 là khe mắc cài hay còn gọi là họng mắc cài: Đây là nơi dây cung chạy qua. Trên khe mắc cài sẽ có các cái thông số về độ Tip, độ torque tức là độ nghiêng ngoài trong, gần xa của răng.

Thứ 3 là cánh mắc cài. Đây là nơi sẽ buộc móc các khí cụ trong quá trình điều trị như chun, chỉ thép, lò xo… Có loại mắc cài 4 cánh hay 6 cánh tùy hãng sản xuất và tùy nhu cầu của nha sĩ.

Khi bạn sử dụng các cái loại mắc cài chính hãng thì bạn hoàn toàn yên tâm về các thông số nêu trên.

2. Cơ chế cố định dây cung

Cơ chế cố định dây cung được phân ra hai loại: Mắc cài thường và Mắc cài tự buộc thông minh.

– Mắc cài thường:

Là loại mắc cài mà dây cung phải được cố định bằng dây chun hay chỉ thép trong rãnh mắc cài.

Với mắc cài thường thì thời gian thao tác lâu hơn, cồng kềnh hơn, dễ mắc thức ăn hơn. Thời gian giữa các lần hẹn cũng gần nhau hơn vì chun buộc thoái lực khá nhanh, bạn cần đến mỗi 4 tuần một lần để thay chun, siết lại dây cung.

– Mắc cài tự buộc thông minh:

Trên mắc cài có sẵn các nắp hay lẫy để giữ chặt dây cung. Các khóa này được bác sĩ kích hoạt bằng tay hoặc bằng dụng cụ chuyên biệt.

Với mắc cài tự buộc thì dây cung đã được cố định chắc chắn trong rãnh mắc cài. Đồng thời các nắp này cũng bằng kim loại nên dây cung trượt rất nhẹ nhàng trong hộc này tạo lực nhẹ và liên tục lên răng giúp răng di chuyển tối ưu nhất.

Mắc cài tự buộc được chứng minh là hiệu quả hơn trong pha làm thẳng các răng hàm trên nhanh đều hơn so với mắc cài thường. Vì không phải dùng chun, chỉ thép buộc nên việc vệ sinh răng miệng thuận lợi, bệnh nhân ít cảm thấy hơi thở có mùi do chun ngấm nước bọt và đổi màu.

3. Chất liệu mắc cài

Chất liệu làm mắc cài có 2 loại được làm từ Kim loại và Sứ sinh học

Mắc cài kim loại

Mắc cài Kim loại được làm từ thép không gỉ, có màu inox nên đeo lên răng cười sẽ bị lộ. Đây cũng là điểm trừ lớn nhất của dòng mắc cài này.

Mắc cài sứ

Mắc cài Sứ (mắc cài pha lê) được làm từ sứ sinh học có màu trắng hoặc trong giống màu răng nên có ưu điểm là thẩm mỹ, người đối diện khó nhận ra bạn đang đeo mắc cài khi đứng ở khoảng cách giao tiếp thông thường.

Ngoài ra trên thị trường cũng tồn tại mắc cài được làm từ chất liệu nhựa trong suốt rẻ tiền. Loại mắc cài này nhìn rất dễ nhầm lẫn với mắc cài sứ; tuy nhiên thiết kế không chính xác, dễ biến dạng và không đảm bảo kết quả điều trị.

4. Ưu, nhược điểm của mắc cài sứ và mắc cài kim loại:

– Về tính thẩm mỹ: Mắc cài sứ hiện nay được nghiên cứu và phát triển để trở nên đẹp hơn và đảm bảo thẩm mỹ tuyệt đối. Ở khoảng cách giao tiếp thông thường từ 2 – 3m thì người đối diện gần như sẽ không thể phát hiện ra được.

– Về độ ma sát: Ma sát của dây cung trượt trên rãnh sứ sẽ lớn hơn trên rãnh kim loại nên trên một số pha đóng khoảng ở mắc cài sứ răng sẽ đi vào chậm hơn, thời gian điều trị có thể chênh lệch một vài tháng so với mắc cài kim loại.

– Về độ bền: Mắc cài sứ giòn hơn mắc cài kim loại một chút, ăn nhai cần nhẹ nhàng cẩn thận hơn để tránh gãy vỡ bong sứ trong quá trình điều trị.

So sánh Mắc cài sứ và Mắc cài kim loại

Mỗi loại mắc cài đều có ưu và nhược điểm riêng, sự lựa chọn mắc cài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tính thẩm mỹ, giá thành và tính chất công việc của mỗi người. Tuy nhiên dù có lựa chọn loại mắc cài nào thì bạn cũng nên niềng răng sớm nhất khi có thể để đạt được hiệu quả tối đa và thời gian đeo niềng được rút ngắn.

Đến với Nha khoa Đông Nam Á, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ chỉnh nha chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn phương pháp niềng răng và loại mắc cài phù hợp nhất với tình trạng răng hiện tại của bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua website Nha khoa Đông Nam Á hoặc số hotline 0911.222.798 để được tư vấn và khám kiểm tra miễn phí nhé!


Bài viết liên quan

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign Invisalign – Thương hiệu nổi tiếng trong ngành chỉnh nha toàn cầu, vừa giới thiệu dòng sản phẩm mới Essentials by Invisalign. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai đang muốn niềng răng trong suốt và tình trạng răng […]

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]