LÀM THẾ NÀO ĐỂ RĂNG SÂU TỰ LÀNH, ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ LÀ GÌ?
Sâu răng là tình trạng bệnh lý răng miệng phổ biến, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Căn bệnh này khiến cấu trúc răng bị phá hoại, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bị. Thậm chí nếu không được điều trị đúng cách, triệt để, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy với trường hợp mới bị nhẹ, làm cách nào để răng sâu tự lành là điều quan trọng cần phải biết. Đặc biệt là với trẻ nhỏ để tránh biến chứng sau này, theo dõi bài viết để được giải đáp!
Thế nào là sâu răng, dấu hiệu nhận biết ra sao?
Sâu răng xuất hiện khiến hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng, là tình trạng mất mô cứng. Hiện tượng sâu răng có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, phổ biến là ở trẻ em. Dấu hiệu để nhận biết răng bị sâu rất đơn giản, có thể nhận thấy ngay bằng mắt thường.
Dễ thấy nhất là sự hình thành các lỗ sâu trên bề mặt do men, ngà răng bị tổn thương. Kèm theo đó là những cơn đau buốt răng, nướu bị sưng phồng, thậm chí bị chảy máu. Sự kích thích của thức ăn, bàn chải đánh răng hay chỉ nha khoa sẽ khiến nướu bị tổn thương. Lâu dần dẫn đến bị nhiễm trùng, chảy máu và các cơn đau nhức kéo dài, khó chịu.
Đặc biệt là khi ăn nhai, thức ăn quá nóng hoặc lạnh khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn. Đồng thời, sâu răng cũng gây tình trạng hơi thở có mùi do thức ăn thừa tích tụ lâu ngày. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ra mùi hôi khó chịu. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, hãy kiểm tra và khắc phục sớm để răng sâu tự lành nhanh chóng.
Những thói quen, nguyên nhân khiến cho răng bị sâu
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho răng bị sâu thường do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Sử dụng bàn chải quá cứng, không thay thế định kỳ, hay đánh răng, làm sạch răng không đều đặn; đều là những nguyên do giúp vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi.
Một thói quen khác cũng khiến răng dễ bị sâu đó là ăn nhiều đồ ngọt, đồ vặt, nước ngọt. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ do sở thích ăn đồ ngọt như bánh kem, socola… Đây đều là những thực phẩm chứa nhiều đường, dễ tạo mảng bám để vi khuẩn phát triển trên răng.
Thói quen uống ít nước dẫn đến tình trạng thiếu nước cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Bởi khi ấy, khoang miệng bị khô, sự thiếu nước bọt sẽ không thể làm sạch các mảng bám. Từ đấy tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ngày càng mạnh, dễ làm răng bị sâu.
Ngoài ra, những mảng bám cứng đầu cũng có thể xuất hiện khi chân răng bị yếu, bị nứt vỡ. Bên cạnh đó, sâu răng được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác như do người bệnh bị tụt nướu, trào ngược dạ dày thực quản.
Các giai đoạn của quá trình sâu răng theo mức độ nặng nhẹ
Để biết được cách giúp răng sâu tự lành, ta cần phải nắm được quá trình phát triển của nó. Các mức độ nặng nhẹ của sâu răng được thể hiện qua từng giai đoạn, với dấu hiệu khác nhau.
Giai đoạn sâu men răng là mức độ nhẹ nhất, vi khuẩn mới bắt đầu ăn mòn bề mặt răng. Khi men răng bị mất khoáng, răng sẽ có màu đen hoặc vàng nâu, bắt đầu xuất hiện đau buốt khi nhai thức ăn nóng, lạnh.
Giai đoạn sâu ngà răng xuất hiện khi vi khuẩn đã ăn sâu vào trong, phá hủy hết men răng. Những cơn đau ở giai đoạn này sẽ rõ rệt hơn khi thức ăn va chạm vào các lỗ sâu. Các lỗ hổng trên bề mặt răng cũng phát triển to hơn, những cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
Giai đoạn viêm tủy là mức độ nặng, khi vi khuẩn đã tiến sâu vào bên trong tủy. Khi bước vào giai đoạn này, cần đến nha sĩ để xử lý kịp thời tránh gây các biến chứng.
Giai đoạn chết tủy là mức độ nặng nhất của sâu răng, tổn thương cả các vùng xung quanh chóp. Đến giai đoạn này, khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm nướu… là rất cao, thậm chí có thể gây tử vong.
Những điều kiện cần có để răng sâu tự lành
Răng sâu tự lành chỉ có thể xảy ra khi người bệnh mới ở giai đoạn sâu men răng. Bởi khi vi khuẩn đã chạm tới phần ngà răng, nó sẽ tiếp tục tấn công sâu, khó lành lại. Do đó, điều kiện cần có để răng sâu có thể tự lành là ở mức độ nhẹ nhất.
Khi đó, người bệnh cần có cách chăm sóc răng miệng phù hợp, đảm bảo tăng cường tái khoáng, hạn chế mất khoáng. Để làm được điều đó, người bệnh chú ý cần phải đánh răng đầy đủ, sạch sẽ 2 lần/ngày. Men răng cần được hấp thụ fluor trong kem đánh răng; vì vậy không được ăn uống, súc miệng trong khoảng 30 phút sau khi đánh răng.
Đặc biệt, hạn chế mất khoáng bằng cách không tiêu thụ nhiều đường, tránh các đồ ngọt, đồ ăn vặt. Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều những thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin: rau xanh, trứng, cá…
Hướng dẫn cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho tất cả mọi người
Phương án tốt nhất là chúng ta nên phòng ngừa sâu răng bằng những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hãy hạn chế tiêu thụ các đồ uống, đồ ăn chứa nhiều đường, không tốt cho men răng. Nên sử dụng các thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng như các loại rau củ quả, trứng, cá.
Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn, chải răng thường xuyên 2 lần/ngày. Sử dụng kết hợp cùng chỉ nha khoa để tăng khả năng làm sạch, lựa chọn kem đánh răng có chứa fluor. Đặc biệt, hãy đi thăm khám nha sĩ định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn ổn định.
Xem thêm: Vai trò của flour trong ngừa sâu răng
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh vấn đề răng sâu tự lành được nhiều người quan tâm. Để bảo vệ hàm răng luôn chắc khỏe, hãy truy cập website Nhakhoadongnama.vn – hotline 0911 222 798, chúng tôi mang đến rất nhiều kiến thức hữu ích cho mọi người!