LÀM RĂNG GIẢ THÁO LẮP BAO NHIÊU TIỀN?
Việc mất răng hoặc không có một hàm răng khoẻ mạnh chính là một điều bất tiện trong cuộc sống. Những chiếc răng bị mất có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn và có thể khiến bạn cảm thấy xấu hổ khi cười. Nha khoa Đông Nam Á ở đây để trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn về bộ răng giả tháo lắp hoàn chỉnh, những gì nó có thể làm cho bạn và làm răng giả tháo lắp bao nhiêu tiền.
Hàm giả là gì?
Hàm giả tháo lắp hoặc hàm giả cố định, thường được sử dụng khi thiếu một vài hoặc tất cả các răng trong hàm.
Đây là một bộ hàm gồm những chiếc răng nhân tạo được gắn trên một nền hàm được làm từ nhựa hoặc khung kim loại, có màu hồng giống như nướu thật và được thiết kế vừa khít với nướu.
Lớp nền hàm này sẽ bao phủ khuôn miệng và nướu; do đó, một sự phù hợp về kích cỡ và có khả năng bám dính chặt chẽ là rất quan trọng.
Nếu hàm giả này không được gắn một cách chính xác, răng giả sẽ gây kích ứng cho nướu và khớp cắn lúc này cũng sẽ không ở đúng vị trí.
Bước đầu chuẩn bị làm hàm giả
Trước khi bắt đầu sản xuất một hàm giả tháo lắp riêng biệt cho từng người, việc lấy dấu hàm chính là công đoạn đầu tiên.
Lấy dấu răng sẽ được thực hiện trước khi thực hiện bất kỳ ca nhổ răng nào. Sau khi việc lấy dấu được thực hiện, nha sĩ sẽ gửi các mẫu này đến phòng lab cùng với màu sắc và thông số kỹ thuật của răng giả.
Khi mọi thứ hoàn tất, bác sĩ chuyên khoa sẽ thử những thứ này trên người bệnh và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo sự vừa vặn của hàm giả.
Ngoài ra, chất lượng xương hàm của bạn có thể không đáp ứng các yêu cầu để làm một bộ hàm giả tháo lắp; do đó nó có thể cần các thủ tục bổ sung. Đó là:
Ghép xương – quy trình này được thực hiện khi bệnh nhân có mật độ xương hàm ít hơn mức cần thiết hoặc nếu chất lượng xương hàm không đủ để nâng đỡ răng giả. Loại thủ thuật này yêu cầu ghép xương trên hàm của bệnh nhân để cải thiện khả năng nâng đỡ và duy trì tổng thể.
Có những loại hàm giả nào?
Đây là một câu hỏi quan trọng cần suy nghĩ trước khi bạn quyết định làm một bộ hàm giả. Có một số loại hàm giả khác nhau như:
* Hàm giả tháo lắp nền khung kim
Đây là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn cần thay thế một hoặc một vài chiếc răng lân cận. Hàm răng giả này sẽ đi kèm với móc cài từ một nền hàm khung kim loại để giúp nó được cố định ở cả hai đầu và được thiết kế để hỗ trợ gắn răng ở cả hai bên.
* Hàm giả tháo lắp nền hàm nhựa
Đây là loại phổ biến nhất trong số các hàm giả tháo lắp bởi vì sự tiện dụng cũng như giá thành rẻ của nó. Nó mềm dẻo nên sẽ bám tốt hơn vào nướu và ít gây kích ứng cho bệnh nhân.
* Cầu răng cố định
Đây là một lựa chọn thích hợp với người không thích móc cài. Một cầu gồm 3 răng giả nối liền sẽ được gắn vĩnh viễn vào mão răng và mão răng được dùng để làm trụ đỡ cho răng giả. Tuy nhiên yêu cầu để có thể thực hiện làm cầu răng là 2 răng trụ bên cạnh phải còn tốt.
* Hàm giả cố định
Một bộ hàm giả cố định được hỗ trợ bởi trụ Implant thường được gọi là All-On-4. Đây là phương pháp điều trị phục hồi hiện đại và tối ưu nhất mà những người bị mất răng toàn hàm và lâu ngày có thể lựa chọn thực hiện để lấy lại hàm răng tự nhiên. Hàm giả cố định sẽ mang lại cho người mất răng lâu ngày một bộ răng chắc khoẻ như hàm răng thật.
Chăm sóc sau khi hoàn thiện hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp giúp bạn dễ dàng vệ sinh sau mỗi bữa ăn và dễ dàng cất lại.
Trong thời gian đi ngủ, nên bảo quản răng giả trong dung dịch đặc biệt hoặc nước để tránh bị khô. Những bộ hàm giả tháo lắp bị khô có thể bị cong vênh và không còn vừa với miệng nữa.
Bởi vì hàm giả tháo lắp toàn phần không mọc chân răng như răng tự nhiên, xương xung quanh nó có thể bị co lại và ổ răng trống sẽ bị thải ra ngoài.
Điều kiện này được gọi là sự tái hấp thu. Khi xương co lại, nướu cũng sẽ co lại; do đó đòi hỏi phải có một bộ hàm giả mới để làm cho nó vừa khít trở lại. Việc thay thế hàm giả diễn ra sau mỗi 3-5 năm.
Những hạn chế của hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp toàn phần/bán phần có thể tháo rời đi kèm với một số hạn chế nhất định và một trong những điều bất tiện của nó là phải thường xuyên tháo lắp.
Có những nhược điểm khác như răng giả không vừa khít và đôi khi nó bị rơi ra khỏi miệng, thường là nguyên nhân của nhiều tình huống xấu hổ.
Làm răng giả tháo lắp bao nhiêu tiền?
Chi phí cho một bộ hàm giả dao động từ 5.000.000 VNĐ – 55.000.000 VNĐ cho mỗi bộ; tùy thuộc vào vật liệu và tùy chỉnh.
Một bộ hàm giả tháo lắp toàn phần chi phí thấp dao động trong khoảng từ 3.500.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ cho bộ răng hàm trên/dưới.
Hàm giả cố định có hỗ trợ bởi trụ mini implant All-On-4 hoặc All-On-6 sẽ có giá dao động từ 52.000.000 VNĐ đến 72.000.000 VNĐ cho một bộ răng hàm trên/dưới
Một chiếc răng giả thường có giá từ 100.000 VNĐ – 200.000 VNĐ cho mỗi chiếc. Những chiếc răng giả cao cấp được làm chất liệu sứ sẽ có giá từ 4.000.000 đến 8.000.000 VNĐ phụ thuộc vào thương hiệu của hãng sản xuất.
->>> Xem thêm Bảng giá chi tiết tại ĐÂY
Video thực hiện làm hàm giả tháo lắp tại Nha khoa Đông Nam Á
Nha khoa Đông Nam Á – Phòng khám nha khoa uy tín
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến các lựa chọn loại hàm giả nào tốt nhất và phù hợp nhất với bạn, quy trình thực hiện và điều trị ra sao, hoặc chi phí làm hàm giả như thế nào, hãy liên hệ với Nha khoa Đông Nam Á ngay hôm nay qua số hotline 0911.222.798 !
Chúng tôi sẽ chia sẻ tận tình và cung cấp đầy đủ thông tin về các loại hàm giả để bạn có thể lựa chọn cho mình phương án phục hình răng phù hợp nhất.
Nha khoa Đông Nam Á tự hào được phục vụ các khách hàng tại 2 cơ sở:
– Thanh Xuân, Hà Nội
– 446 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội